Phụ huynh hoang mang khi nhiều trẻ bị tai biến sau tiêm Quinvaxem

21:00, Thứ bảy 07/11/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Trước hàng loạt những trường hợp trẻ tử vong và phản ứng sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem, rất nhiều phụ huynh đang hoang mang và có nhiều ý kiến.

Vắc xin Quinvaxem

Vắc xin Quinvaxem còn gọi là vắc xin “5 trong 1” là vắc xin phối hợp gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib). Vắc xin Quinvaxem phòng được các bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Phụ huynh hoang mang khi nhiều trẻ bị tai biến sau tiêm Quinvaxem
 

Vắc xin Quinvaxem do hãng Berna Biotech, Hàn Quốc sản xuất, đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và được WHO khuyến cáo sử dụng từ năm 2006. Tính tới nay hơn 400 triệu liều vắc xin Quinvaxem đã được sử dụng ở 91 quốc gia. Quinvaxem được đưa vào tiêm chủng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi ở Việt Nam từ tháng 6/2010. Vắc xin Quinvaxem đã được tiêm cho khoảng 14 triệu lượt trẻ em.

Hàng loạt trẻ phản ứng sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem khiến các bậc cha mẹ lo lắng

Đây có thể được coi là loại vắc xin… tai tiếng nhất khi liên tiếp tạo nên những luồng ý kiến trái chiều xung quanh việc: Tiêm hay không tiêm? Thậm chí, trong khoảng thời gian từ tháng 4-7/2013, vắc xin Quinvaxem đã được tạm dừng sử dụng trên toàn quốc sau khi xảy ra 43 trường hợp phản ứng sau tiêm. 

Sau một thời gian “im hơi lặng tiếng”, gần đây vắc xin Quinvaxem lại tiếp tục làm nóng dư luận khi liên tiếp xảy ra các vụ trẻ bị phản ứng mạnh sau tiêm. Theo thống kê sơ bộ, từ đầu năm 2015 đến nay, toàn quốc xảy ra 16 ca phản ứng nặng sau tiêm được báo cáo, trong đó có tới 8 ca tử vong vì các nguyên nhân như sốc phản vệ, nhiễm trùng, trùng hợp với bệnh lý có sẵn của trẻ...

Phụ huynh hoang mang khi nhiều trẻ bị tai biến sau tiêm Quinvaxem
 

Gần đây nhất, ngày 27/10, bé Nguyễn Ngọc Tường V, con gái anh Nguyễn Văn Thắng trú ở thôn Ngọc Lý, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ đã tử vong tại Bệnh viện Nhi Hải Dương do sốc nhiễm trùng nặng. Được biết, trước đó, vào sáng 25/10, bé V. được tiêm vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 tại trạm y tế xã Ngọc Kỳ cùng 16 bé khác. 

Chiều 6/11, thông tin chia sẻ của facebook cá nhân có tên P.T.L về một bé gái tại Hà Nội tử vong sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 lại đẩy câu chuyện vắc xin Quinvaxem nóng hơn bao giờ hết. Dù rằng, thông tin chưa được kiểm chứng, thế nhưng hàng trăm bà mẹ đã bày tỏ sự lo lắng, hoang mang và liên tiếp đặt câu hỏi: Tiêm hay không tiêm vắc xin Quinvaxem?

Phụ huynh lo lắng khi cho con tiêm Quinvaxem vì tỷ lệ rủi ro cao

Có một con gái gần 2 tháng tuổi, anh Đỗ Việt Hải (nhân viên văn phòng) cho hay, trước hàng loạt vụ việc trẻ phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem, anh cảm thấy thực sự bàng hoàng lo lắng. “Không chỉ tôi, mà hầu hết bạn bè tôi có con trong độ tuổi tiêm chủng vắc xin Quinvaxem đều hoang mang. Hầu hết mọi người đều quyết định sẽ không đưa con đi tiêm. Thay vào đó, có người chọn cách tiêm vắc xin lẻ chứ không tiêm gộp mũi 5 trong 1. Nói thật, kiểu nào cũng khiến đứa trẻ khổ cả. Tuy nhiên, bố mẹ thì không thể đánh cược được, bởi tỷ lệ rủi ro quá cao”, anh Hải thở dài nói.

Phụ huynh hoang mang khi nhiều trẻ bị tai biến sau tiêm Quinvaxem
 

Về phần mình, anh Hải chia sẻ, vợ chồng anh quyết định sẽ chờ đợi từ nay đến cuối năm xem ngoài vắc xin Quinvaxem có loại vắc xin nào khác an toàn hơn cho trẻ không. Trong trường hợp vẫn khan hiếm vắc xin như hiện nay, gia đình anh sẽ “cắn răng” chi tiền cho con sang nước ngoài tiêm chủng. 
 
Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, chị Trần Thị Huyền Trang (28 tuổi), hiện đang có trai 3,5 tuổi cảm thấy thực sự may mắn khi con trai mình trước đó đã hoàn thành đủ các mũi tiêm 6 trong 1.

Cũng theo chị Trang, cháu trai chị cũng mới đi tiêm phòng vắc xin Quinvaxem và cũng bị phản ứng mạnh. “Cháu bị nổi nốt như phát ban, kèm sốt rất cao mấy ngày liền. Khi đưa đến viện, bác sĩ kết luận bị dị ứng vắc xin 5 trong 1 và yêu cầu không tiêm mũi tiếp theo. Bởi chính người trong gia đình đã bị sốc khi tiêm vắc xin Quinvaxem nên tôi càng lo lắng hơn. Vì thế, nếu trường hợp con tôi ở độ tuổi tiêm chủng, tôi cũng không đưa cháu đi tiêm cho đến khi có được những kết luận chính thức về độ an toàn của vắc xin, bởi tôi sẽ không bao giờ con mình ra đánh cược”, chị Trang khẳng định.

Cũng có nhiều trường hợp phụ huynh vẫn sẽ sử dụng Quinvaxem để phòng bệnh cho con cháu mình. 

Một ý kiến cho rằng: "Hiện nay các loại vắc xin thay thế khác thì quá khan hiếm, mà nếu cứ chờ đợi lâu thì không biết bao giờ cháu được tiêm phòng. Thế nên, tôi vẫn quyết định cho cháu nội tiêm Quinvaxem. Hơn nữa, tôi cho rằng, nếu Bộ Y tế đã khẳng định vắc xin vẫn an toàn và cho vào chương trình tiêm chủng quốc gia thì người dân vẫn nên tin tưởng".

Tương tự, bên cạnh các ý kiến hoang mang về vấn đề đang rất thời sự này, chị Diệu Thanh, bà mẹ hai con và là kế toán một công ty tại TP.HCM, nêu quan điểm: "Không thể không tiêm phòng cho con, bởi nếu không tham gia chương trình tiêm chủng, khi dịch bệnh tràn lan, các con bị nhiễm bệnh thì lúc đó phụ huynh còn hoang mang hơn gấp bội. Mong ngành y tế sớm đưa ra những kết luận về nguyên nhân các vụ tai biến, hỗ trợ thông tin để người dân yên tâm tham gia chương trình tiêm chủng mở rộng, không phải lo lắng, xôn xao như thời gian qua nữa".

Ngày 6/11, Bộ Y tế phát đi thông báo chính thức cho biết, đang tiếp tục chỉ đạo triển khai làm rõ các vấn đề liên quan, đồng thời xem xét các giải pháp thay thế khi có đủ bằng chứng khoa học, nguồn cung ứng đủ và đảm bảo được nguồn tài chính. 

Nguồn cung ứng các vắc xin này trên thế giới và tại Việt Nam rất khó khăn, không có để sử dụng ngay cả trong tiêm dịch vụ. Bằng chứng, từ nay đến hết năm 2016 vẫn tiếp tục khan hiếm 2 loại vắc xin này. Nếu tiếp tục chờ đợi, trẻ có thể sẽ bị mắc ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B

Bộ Y tế nhấn mạnh, việc thay thế vắc xin cần phải dựa trên các bằng chứng khoa học không thể cứ xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng là thay thế ngay mà phải tìm hiểu rõ vấn đề an toàn tiêm chủng, tính sinh miễn dịch của loại vắc xin dự kiến thay thế.

Bim bim
Bim bim "bẩn" công nghệ Trung Quốc
(Xã hội) - (Phunutoday) - Bim bim "bẩn" sản xuất theo công nghệ Trung Quốc, thiết bị đều nhập từ Trung Quốc và do trực tiếp người Trung Quốc sản xuất tại Đan Phượng...
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Trung Thành