Phụ nữ Nhật Bản xưa cạo lông mày và nhuộm răng đen khi kết hôn để đẹp hơn? Đàn ông thấy có sợ không?

08:48, Thứ bảy 15/07/2023

( PHUNUTODAY ) - Nhuộm răng và cạo lông mày là một trong những phong tục phổ biến trong xã hội Nhật Bản thời xưa. Vì sao phụ nữ Nhật Bản lại có phong tục kỳ lạ như vậy?

Hàm răng đều đặn, trắng tinh, hàng lông mày lá liễu, đôi mắt bồ câu luôn là biểu tượng của cái đẹp mà phụ nữ hướng tới. Thế nhưng nhuộm răng và cạo lông mày là một trong những phong tục phổ biến trong xã hội Nhật Bản thời xưa. Vì sao phụ nữ Nhật Bản lại có phong tục kỳ lạ như vậy?

Tục lệ nhuộm răng đen và cạo lông mày cô gái kết hôn

Trên thực tế, nhuộm răng đen là một kiểu làm đẹp dành cho giới quý tộc Nhật Bản, là một biểu tượng địa vị.

Ngay từ thời Heian ở Nhật Bản, những người đàn ông và phụ nữ quý tộc sẽ sử dụng mạt sắt, trà, rượu và các nguyên liệu thô khác để sơn đen răng khi họ tổ chức các nghi lễ trưởng thành và đám cưới. Họ tin rằng làm như vậy sẽ khiến mọi người đẹp hơn.

phu-nu-nhat-ban-1

Đến thời Edo, đàn ông về cơ bản không nhuộm răng đen. Chỉ những cô gái chưa chồng hoặc có chồng trên 18 tuổi cũng như các geisha (nữ nghệ sĩ biểu diễn) mới sử dụng hàm răng đen để làm nổi bật vẻ đẹp của mình. Người bình thường chỉ nhuộm răng đen trong một số dịp trọng đại, chẳng hạn như đám cưới và lễ kỷ niệm.

Sau đó, người Nhật xưa nhuộm răng đen như biểu tượng thể hiện một người phụ nữ đã kết hôn hay chưa. Các cô gái phải nhuộm răng đen vào đêm trước ngày lấy chồng, đồng thời cạo sạch lông mày, kẻ hai chấm đen to trên trán, sau đó tô môi trắng hồng. Người Nhật cho rằng đây là trang phục hoàn hảo cho lễ thành hôn.

Mãi cho đến thời Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản thì mới ban hành lệnh cấm nhuộm răng. Từ đó, răng đen mới dần biến mất.

Ngoài tục nhuộm răng đen, Nhật Bản xưa còn có một phong tục kỳ lạ. Tức là con gái trước khi lấy chồng phải tắm chung với cha, xoa lưng cho cha để bày tỏ sự quan tâm của mình đối với cha.

Ngày nay, phụ nữ Nhật Bản không còn nhuộm răng đen nữa, chỉ trong một số bộ phim điện ảnh, truyền hình và lễ hội mới thấy răng đen. Còn văn hóa tắm chung hiện nay chỉ còn tồn tại ở một số ít gia đình.

Một số phong tục kỳ lạ ở Nhật Bản

+ Ngồi bắt chéo chân bị xem là hành động thô lỗ

Ở Nhật Bản, ngồi bắt chéo chân tại những nơi trang trọng hoặc trong môi trường kinh doanh được coi là hành động thô lỗ vì sẽ khiến người khác nghĩ rằng bạn đang có thái độ hoặc bạn đang tự nghĩ mình là người quan trọng.

Từ nhỏ, người Nhật đã dạy trẻ con phải ngồi thẳng lưng, hai chân khép vào nhau và đặt tay lên đầu gối. Tư thế này thể hiện rằng “Tôi đang khiêm tốn lắng nghe cuộc trò chuyện của bạn”.

phu-nu-nhat-ban-3

Có vẻ như ở hầu hết các quốc gia khác, việc ngồi bắt chéo chân được xem là hành động bình thường. Tư thế này còn có nghĩa là bạn đang thư giãn, tự tin và bạn đang tận hưởng cách mà mọi thứ đang diễn ra.

Tuy nhiên hành động này lại bị coi là thô lỗ ở Nhật Bản. Nhật Bản vốn là đất nước được biết đến với những chiếc chiếu cói tatami hay sàn rơm, vậy nên tư thế ngồi quỳ bằng đầu gối là kiểu ngồi chính thức ở đất nước này. Người Nhật xưa cho rằng "nếu bạn chĩa chân vào ai đó, họ sẽ không thể ngủ được", vì vậy mà việc đưa đôi chân của bạn hướng vào người khác là hành động bị xem là thô lỗ.

+ Không nói chuyện điện thoại khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Ở Nhật Bản, có quy tắc là bạn không được nói chuyện điện thoại khi đi tàu hoặc xe buýt. Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, hầu như không một ai nói chuyện điện thoại trên tàu. Tuy nhiên đôi khi cũng có người làm điều này, thường thì họ sẽ bị mọi người bị nhìn bằng ánh mắt không mấy thiện cảm.

Trong thang máy cũng vậy, người Nhật thường không nói chuyện điện thoại cũng như nói chuyện với nhau mặc cho bầu không khí im lặng bao trùm lên tất cả. Người ta cho rằng về cơ bản đây là một thói quen rất tốt, vì bạn sẽ không mang chuyện cá nhân của mình ra chốn công cộng để cho mọi người biết.

Nhật Bản là một đất nước nơi mà mọi người luôn suy nghĩ cho cộng đồng, thế giới xung quanh và hành động, ứng xử một cách thấu đáo. Vì vậy, nếu bạn mang cuộc sống riêng tư của mình ra chốn công cộng, thế giới và cộng đồng xung quanh bạn sẽ vô tình bị thu hẹp thành trở thành không gian của riêng bạn và điều đó sẽ khiến mọi người khó chịu. Xã hội Nhật Bản được hình thành dựa trên lối suy nghĩ này, nên bạn sẽ hiếm khi nghe thấy những tiếng la hét ở nơi công cộng. Vì vậy, tốt nhất là bạn không nên nói chuyện điện thoại di động khi bạn đang ở bên ngoài.

+ Luôn mang theo một chiếc khăn tay

Hầu hết các phòng vệ sinh công cộng ở Nhật Bản không có khăn tay hoặc máy sấy khô. Nếu bạn đi đến một trung tâm thương mại hoặc một nhà vệ sinh công cộng hiện đại như ở trong trung tâm mua sắm, thì có lẽ sẽ có một máy sấy khô tay tự động. Máy sấy khô tay xuất hiện phổ biến hơn ở những khu vực đông đúc nhộn nhịp tại Tokyo so với các khu vực khác của Nhật Bản. Hầu hết khi bước vào các phòng vệ sinh trong nhà ga và nhà vệ sinh công cộng kiểu cũ, bạn sẽ không thấy có bất cứ thiết bị hay vật dụng gì để làm khô tay. Để tự khắc phục điều này, bạn nên luôn mang theo một chiếc khăn tay nhỏ bên mình.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm