Cây lưỡi hổ còn có tên là hổ vĩ, lưỡi cọp xanh, hổ vĩ lan…Theo phong thủy cây lưỡi hổ trấn an trong nhà, giúp trừ tà, đẩy lùi điềm xấu, rước niềm may mắn. Cây lưỡi hổ rất dễ trồng trong nhà. Cây lưỡi hổ còn tượng trưng cho lòng ngay thẳng quân tử và chúc may mắn, thành công. Hình ánh cứng cáp mạnh mẽ của lưỡi hổ như sức mạnh của chúa sơn lâm. Đặc biệt những người mệnh kim và thổ rất hợp cây lưỡi hổ.
Cây lưỡi hổ trồng trong nhà còn giúp thanh lọc không khí. Màu sắc cây lưỡi hổ giúp thư giãn tinh thần, thoải mái, không stress. Lá cây lưỡi hổ hút bụi mịn rất tốt. Bạn để cây lưỡi hổ trong phòng khi thấy chúng bám bụi thì lại dùng khăn mềm lau sạch để giúp làm sạch không khí, bảo vệ làn da khỏi nguy cơ bụi.
Theo một số tài liệu đông y, trong cây lưỡi hổ có các thành phần alkaloid có tác dụng lên tim mạch, aloeemodin, barbaloin kích thích tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp tốt hơn, gel trong lá có tính kháng khuẩn tương đối mạnh, và ức chế một số vi khuẩn. Lá lưỡi hổ có công dụng kháng khuẩn, tính mát, vị chua giúp thải độc, trừ mụn nhọt, hoại tử, giúp thanh nhiệt cơ thể. Ghi chép của Đông y và kinh nghiệm dân gian, cây lưỡi hổ dùng để trị tình trạng ho khan, khản tiếng, viêm họng, làm nhanh vết bỏng ngoài da, vết thương bầm tím trên da, trị mụn nhọt lở loét trên da.
Cách dùng lưỡi hổ:
Dùng lá rửa sạch giã lấy nước hoặc nhai trực tiếp rồi nuốt nước để giúp thanh nhiệt, tiêu hóa tốt hơn. Khi cần trị ngoài da có thể lấy dao tách vỏ lấy lớp gel trong lá đắp lên mặt. Bạn cũng có thể dùng gel trong đó nấu với nước sôi, sau đó xông và rửa mặt. Khi da bị bỏng, có vết thương bầm tím thì lấy trực tiếp gel đắp lên. Để chăm sóc da mặt, trị mụn nhọt, nhờn thì cách làm dễ nhất là rửa sạch lá giã vắt lấy nước cốt sau đó thoa lên mặt, để tầm 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
Nếu bạn là người có làn da nhạy cảm dễ dị ứng, hay bị nổi mụn, hoặc khi đi nắng về hãy dùng cây lưỡi hổ giúp làm dịu và làm sạch da nhé.