Năm Cam động viên vợ tại tòa
Năm Cam tên thật là Trương Văn Cam (SN 1947, quê ở Quảng Nam) là một trùm xã hội đen ở Việt Nam, nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm Cam còn là bị cáo chính trong Vụ án Năm Cam và đồng bọn trong chuyên án Z5.01 nổi tiếng Việt Nam.
Chân dung vợ chồng trùm giang hồ Năm Cam |
Năm 2001, tập đoàn tội phạm của Năm Cam gây chấn động dư luận cả nước khi ông trùm cùng những tay chân thân tín nhất sa lưới. Đây là một trong những vụ án lớn nhất từ trước đến nay, với những đối tượng liên quan vô cùng phức tạp: không chỉ có các trùm giang hồ, mà còn có cả các quan chức lớn nhỏ, một số cán bộ công an biến chất...
Sau khi hoàn thiện hồ sơ vụ án, ngày 30/10/2003, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh tuyên án Trương Văn Cam về 7 tội danh: giết người, hối lộ, cố ý gây thương tích, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, che dấu tội phạm, tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài. Tổng hợp hình phạt chung đối với 7 tội danh là tử hình.
Dù ông trùm khét tiếng giang hồ có đơn kháng cáo, tuy nhiên tại phiên xét xử phúc thẩm, mức hình phạt đối với Năm Cam không thay đổi.
Trong phiên tòa xét xử vụ án Năm Cam và đồng bọn, Trúc “Mẫu hậu” gặp lại ông chồng khét tiếng giang hồ sau một thời gian dài xa cách. Không cầm được nước mắt, Trúc “Mẫu hậu” đã bật khóc vì nghĩ đến bản án đang chờ đợi chồng, các con và bản thân.
Thấy thế, Năm Cam cố tỏ ra vui vẻ để động viên vợ: “Bà đừng khóc, hãy cố gắng cứng cỏi để con cái đỡ hoang mang, sợ hãi. Một mình tôi làm chúng đau lòng là đủ rồi”.
Suốt từ phiên tòa sơ thẩm đến phiên phúc thẩm, khi nghe tòa tuyên án tử hình với Năm Cam, Trúc “Mẫu hậu” quỳ sụp xuống đất khóc nức nở, ông trùm lại quay lại dặn vợ: “Bà ở lại gắng giữ gìn sức khỏe, cố gắng cải tạo để sớm trở về với các con. Tôi đi trước”.
Đó là cuộc gặp cuối cùng của Trúc “Mẫu hậu” và Năm Cam trước ngày ông trùm bị xử tử hình. Sau khi tòa tuyên án 20 năm tù, Trúc “Mẫu hậu” chính thức được chuyển từ trại tạm giam ra trại giam Xuân Lộc của Cục V26 (nay là Tổng cục 8 - Bộ Công an).
Quãng thời gian đầu cải tạo, Trúc “Mẫu hậu” thường xuyên khóc lóc vật vã, bỏ ăn uống, hoảng loạn... khi tinh thần dần ổn định thì bà lại một lần nữa gục ngã khi hay tin Năm Cam bị đưa ra trường bắn.
Phút cuối của tử tù khét tiếng giang hồ
Vào khoảng 0h ngày 3/6/2004, tại trại tạm giam 5 tử tù là Phạm Văn Minh, Trương Văn Cam, Châu Phát Lai Em, Nguyễn Việt Hưng và Nguyễn Hữu Thịnh đã bị đánh thức chuyển đến pháp trường.
Nghĩ là chuyển trại giam, những tù tù vẫn tỉnh táo chỉ quần áo, tư trang của mình cho cán bộ quản giáo lấy ra. Duy nhất "ông trùm" Năm Cam tỏ ra lặng lẽ hơn ngày thường, bước chân vào xe chậm hơn một chút. Có lẽ tuổi đời, kinh nghiệm sống lọc lõi đã khiến tội nhân khét tiếng lờ mờ đoán được điểm cuối của con đường chuyển trại.
Năm Cam và đồng bọn trong phiên tòa xét xử |
Sau khi được đưa vào trại Chí Hòa an toàn, 5 tử tù được đánh thức rồi áp giải vào làm thủ tục trước giờ thi hành án. Tại đây, họ nghe tuyên đọc quyết định thi hành án, tử tù mới biết sự sống chỉ còn tính bằng giây, phút.
Trong khi được ăn bữa cuối cùng và viết thư gửi về người thân nhiều tử tù đổ mồ hôi, chân tay run lên vì sợ. Riêng Năm Cam thì như kẻ mất hồn, ngồi bất thần.
Được dẫn lên xe đến điểm thi hành án, những tử tù suy sụp tinh thần, chân khuỵu xuống như không còn sức nên phải có người xốc nách dìu đi. Đến nơi, tử tù run lên bần bật khi nhìn thấy cột bắn và bảng tên đề sẵn theo thứ tự.
Sau khi loạt súng đanh lạnh vang lên, những tử tù đã đền tội cho những tội lỗi đã gây ra trước đó. Chấm dứt tập đoàn tội phạm khét tiếng một thời.
Điều chưa biết về “thế lực ngầm” bên cạnh ông trùm Năm Cam Bao năm “bôn tẩu” giang hồ, bên cạnh Năm Cam luôn có một “thế lực ngầm” ủng hộ khiến ông Trùm từ một giang hồ quèn lên nắm quyền lực. |