Quả cherry có một bộ phận chứa độc, ăn vào biến thành xyanua: Nhất định phải bỏ khi ăn

( PHUNUTODAY ) - Khi ăn quả cherry, bạn nên biết điều này để tránh tiền mất tật mang.

Quả cherry có một bộ phận chứa độc

Quả cherry có chứa nhiều chất chống oxy, ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô. Ngoài ra, loại quả này còn chứa hàm lượng vitamin A cao gấp 20 lần quả việt quất hay dâu tây.

Theo Đông y, cherry còn được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng ổn định tim mạch, tiểu đường, phòng ngừa và giảm viêm khớp.

Tuy nhiên, quả cherry có một bộ phận chứa độc tố. Theo cơ quan môi trường tại Anh, hạt cherry được xếp trong nhóm 10 thực phẩm độc hại mà chúng ta hay ăn.

cherry-01

Nghiên cứu chỉ ra rằng, hạt cherry có chứa cyanogenic hoặc cyanide-forming glycosides. Khi nhai hạt cherry, hai chất này sẽ chuyển hóa thành amygdalin. Hợp chất này đi vào hệ tiêu hóa sẽ trở thành hydrogen cyanide (còn gọi là axit prussic, hydro xyanua).

Xyanua là một chất độc, có khả năng ức chế nhanh và mạnh với tế bào hô hấp. Trường hợp nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Dấu hiệu ngộ độc xyanua khi ăn phải hạt cherry: cồn cào ruột, đau đầu, buồn nôn... Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới ngừng tim, suy hô hấp, nguy hiểm tính mạng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trường hợp ngộ độc chỉ xảy ra khi bạn cắn vỡ hạt cherry. Nếu vô tình nuốt phải hạt còn nguyên vỏ thì không cần phải quá lo lắng. Lớp vỏ bên ngoài hạt đủ dày và cứng để ngăn không cho độc tố bên trong phát tán ra ngoài. Sau đó, hạt sẽ được bài tiết ra ngoài cùng các chất cặn bã.

Empty

Một số lưu ý khi ăn cherry

Không nên ăn quá nhiều cherry một lúc

Bất cứ loại thực phẩm nào cũng không nên ăn quá nhiều, tránh gây khó chịu cho cơ thể. Cherry cũng vậy. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 200-400 gram.

Không nên ăn cherry cùng với gan động vật

Vitamin C trong cherry có thể bị oxy hóa bởi các ion đồng và sắt trong gan động vật. Do đó, việc kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Không nên ăn cherry khi đói bụng

Khi đói, dịch vị dạ dày tiết ra nhiều. Chất pectin trong quả cherry gặp axit sẽ tạo thành các cặn bã không hòa tan, gây khó tiêu hoặc tiêu chảy.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link