Trong bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như: gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Điều đặc biệt là vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn. Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol-33 carbinol.
Vì vậy, bạn có thể sử dụng rau bắp cải để chữa được nhiều bệnh.
Tác dụng không ngờ của bắp cải
Chữa táo bón
Nếu bạn đang bị chứng táo bón hành hạ thì hãy bổ sung rau bắp cải vào chế độ ăn hàng ngày. Bắp cải rất nhiều chất xơ, một loại chất đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy mà bắp cải là loại thực phẩm trị chứng táo bón hiệu quả.
Giảm cân
Bắp cải là sự lựa chọn tuyệt vời đối với những người đang giảm cân. Một chén cải bắp nấu chín chỉ chứa 33 calo. Chính vì vậy, mà bạn có thể ăn thật nhiều cải bắp để tránh cảm giác đói. Ăn cải bắp vừa giúp bạn không tăng cân lại vừa giúp bạn tránh tình trạng thiếu chất.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Bắp cải giàu vitamin C. Hàm lượng của vitamin C chứa trong 200 gam bắp cải là gấp hai lần vitamin C chứa trong cam. Ngoài ra, bắp cải cũng có thể cung cấp một số nhất định chất chống oxy hóa, trong đó có một vai trò quan trọng trên cơ thể con người, chẳng hạn như vitamin E và tiền vitamin A (β-carotene). Những chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi những thiệt hại của các gốc tự do và có thể thúc đẩy việc cập nhật của các tế bào.
Chữa ho nhiều đờm
Dùng 80 - 100g bắp cải, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.
Nước ép cải bắp có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da. Đắp bắp cải ngoài da có thể chữa mụn nhọt và vết sâu bọ đốt.
Đái tháo đường
Cải bắp có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh tiểu đường type 2.
Người không thể ăn rau bắp cải
Đối với người bị cường giáp, bướu cổ
Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ nếu ăn nhiều bắp cải sẽ có nguy cơ tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Với những người này, chỉ nên ăn một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến bởi khi đó, goitrin sẽ bị phân hủy hết.
Đối với người bị bệnh thận
Bắp cải là một trong những thực phẩm chứa nhiều axit oxalic, đối với người đang bị bệnh thận, chạy thận nếu ăn nhiều có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận. Tốt nhất với nhóm người này không nên ăn bắp cải, người bị sỏi thận nếu ăn nhiều bệnh sẽ ngày một trầm trọng hơn.
Đối với người bị dạ dày
Bắp cải là loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng việc ăn bắp cải sống dễ sinh đầy bụng, đặc biệt đối với những người bị đau dạ dày, người táo bón, tiểu ít. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người có dấu hiệu bệnh trên, nếu ăn thì phải nấu chín. Tuyệt đối không nên ăn sống, muối xổi.
Đối với người có thuộc tạng hàn, khi ăn bắp cải nên kèm theo một chút gừng tươi để tăng cảm giác ấm và giảm cảm giác lạnh.