Rửa dọc mùng bằng thứ nước này, không bị ngứa cả tay lẫn miệng

22:01, Thứ tư 20/03/2024

( PHUNUTODAY ) - Dọc mùng là loại nguyên liệu thường được dùng để nấu canh. Loại rau này có thể gây ngứa tay khi chạm phải và ngứa miệng khi ăn nếu không biết cách sơ chế đúng.

Mẹo chọn dọc mùng

Khi đi chợ, bạn cần phải chú ý để mua đúng loại dọc mùng nấu canh, tránh mua nhầm phải cây ráy. Ăn nhầm phải cây ráy thì không chỉ bị ngứa miệng mà thậm chí còn có thể gặp tình trạng bỏng rát, nước bọt chảy liên tục, lưỡi cứng đờ, cổ trọng rát, sưng tấy.

Hai loại cây này có ngoại hình tương đối giống nhau nên để phân biệt được chúng, bạn cần quan sát thật kỹ.

Cây ráy sẽ có bề ngoài thô hơn, màu xanh đậm hơn. Thân cây dọc mùng thường mềm mại hơn và có màu hơi ngả vàng.

Cay dọc mùng và cây ráy có ngoại hình khá giống nhau nên dễ nhầm lẫn. Thân cây ráy thường có màu xanh đậm còn dọc mùng có màu xanh nhạt hơn, hơi ngả vàng.

Cay dọc mùng và cây ráy có ngoại hình khá giống nhau nên dễ nhầm lẫn. Thân cây ráy thường có màu xanh đậm còn dọc mùng có màu xanh nhạt hơn, hơi ngả vàng.

Lá của cây ráy hình khiên, phần hợp sinh giữa hai thùy gốc là phiến rất hẹp, phần cuống lá to, mập.

Cây ráy chứa sapotoxin. Đây chính là chất gây ra tình trạng bỏng rát môi lưỡi, cứng hàm, thậm chí sốc phản vệ, sưng tấy đường hô hấp, khó thở hoặc nghiêm trọng hơn là nguy hiểm đến tình mạng.

Sơ chế dọc mùng

Dọc mùng mua về cần rửa với nước cho sạch bùn đất. Sau đó, dùng dao tước phần vỏ xơ bên ngoài (cách tước vỏ tương tự như tước vỏ chuối). Cắt bỏ phần bụng (phần cong ở bên trong) của cây dọc mục. Trong quá trình tước vỏ này, bạn nên mang găng tay để tránh bị ngứa.

Tước vỏ dọc mùng.

Tước vỏ dọc mùng.

Sau khi đã lột hết phần vỏ, hãy cắt dọc mùng thành miếng vừa ăn. Dọc mùng nhiều nước, bạn nên thái vát miếng dọc mùng để dễ ngấm gia vị cũng như dễ vắt bỏ nước. Rắc một thìa muối hạt vào dọc mùng và bóp đều cho ngấm muối. Để nguyên như vậy khoảng 15 phút.

Trong lúc này, bạn hãy chuẩn bị một âu nước đá lạnh. Sau khi dọc mùng đã ngấm muối thì vớt ra ngâm vào thay nước đá lạnh này. Dùng tay vò mạnh dọc mùng trong khoảng 3 phút rồi vớt ra. Bóp nhẹ cho dọc mùng ráo nước.

Bóp dọc mùng với muối rồi đem rửa lại bằng nước sạch.

Bóp dọc mùng với muối rồi đem rửa lại bằng nước sạch.

Đun sôi một nồi nước. Cho dọc mùng vào nước sôi trụng sơ khoảng 2 phút. Vớt dọc mùng ra và ngâm ngay vào âu nước đá lạnh. Cách này vừa giúp làm sạch các chất gây ngứa ở dọc mùng, vừa giúp giữ độ giòn cho dọc mùng.

Khi dọc mùng nguội thì vớt ra, vắt ráo nước.

Như vậy là bạn đã hoàn thành khâu sơ chế dọc mùng.

Cách giảm ngứa do dọc mùng

- Thoa sữa

Nếu không mang găng tay khi sơ chế dọc mùng, bạn rất dễ gặp tình trạng ngứa tay. Nếu gặp phải vấn đề này, bạn có thể đổ một ít sữa tươi lên tay rồi thoa đều, cảm giác ngứa và khó chịu sẽ giảm đi nhanh chóng.

- Sử dụng đường

Nếu thấy tay bị ngứa do sơ chế dọc mùng, bạn có thể đổ một ít đường ra tay rồi chà nhẹ nhàng cho đến khi đường gần tan hết. Rửa lại tay bằng nước sạch là cảm giác ngứa sẽ biến mất.

- Hơ lửa

Khi tay quá ngứa vì làm dọc mùng, bạn có thể hơ tay qua lửa nóng, cảm giác ngứa ngáy se biến mất ngay. bạn cũng có thể hơ nóng một chiếc khăn ròi chà lên tay để giảm ngứa do dọc mùng.

- Uống nước ấn

Nếu bạn ăn phải dọc mùng và bị ngứa, hãy nhanh chóng uống nước ấm để khoang miệng được làm dịu lại.

- Súc miệng với nước muối gừng

Đập dập gừng tươi. Bỏ muối vào nước rồi khuấy đều để tạo nước muối loãng. Bỏ gừng tươi đập dập vào và khuấy một lần nữa cho các tinh chất trong gừng được hòa tan vào nước. Dùng nước này để súc miệng sẽ giúp giảm ngứa tay do dọc mùng.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền