Sai lầm có thể gây chết người khi uống thuốc cần bỏ ngay

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bạn phải biết những điều dưới đây khi uống thuốc để tránh trường hợp chết mà không rõ vì sao.

lưu ý khi uống thuốc
Nếu là thuốc dạng nước bạn không nên uống thẳng từ chai.

Uống thuốc thẳng từ chai

Thường gặp với dạng thuốc nước. Cách uống này dễ làm thuốc bị nhiễm bẩn, nhanh biến chất, lại không thể kiểm soát chính xác liều lượng, dẫn đến không đạt hiệu quả điều trị hoặc quá liều.

Cần nhai nhưng lại uống cả viên

Một số loại thuốc, để có tác dụng hoàn hảo, cần phải nhai vụn, nhai nát viên thuốc trong miệng rồi mới được uống. Đó là vì đảm bảo thuốc tạo thành một hỗn dịch hoàn toàn và vào đến dạ dày là phản ứng ngay. Thuốc cần phải tác dụng ngay ở trong dạ dày.

Ví dụ như trường hợp của thuốc maalox. Đặc điểm của maalox là một hỗn hợp của bazơ có hoạt tính kiềm mạnh. Chúng sẽ đi vào dạ dày, nơi có nhiều axit, thực hiện phản ứng trung hòa để khử hết axit trong dạ dày. Vì thế, thuốc có tác dụng giảm đau trong bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.

Nhưng nếu không thực hiện đúng như chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể sẽ không đạt được tác dụng như mong muốn.

Cần uống chung, lại uống riêng

Trên thực tế có những thuốc cần phải dùng cách nhau một thời gian để tránh sự tương tác thuốc nhưng có những thuốc cần phải uống cùng nhau mới có hiệu quả. Ví dụ như kết hợp dùng viên sắt với vitamin C thì có thể làm tăng lượng sắt hấp thu lên đến 20% so với cách uống thông thường.

Vì vậy, người bệnh hãy tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để có được tác dụng tốt nhất khi dùng thuốc.

Uống quá nhiều nước

Điều này sẽ làm giảm lượng axít có trong dạ dày, không có lợi cho việc làm tan và hấp thụ thuốc. Thông thường, với thuốc viên, bạn chỉ cần một cốc nước ấm nhỏ. Với thuốc nước vị ngọt, nên uống nước sau 5 phút.

Các loại nước không nên dùng với thuốc

Cách đúng nhất là dùng nước lọc ấm. Sữa, nước hoa quả, trà, côca, cà phê, rượu... đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại.

- Nước nho ép: dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Lý do: nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.

- Cà phê, nước trà, cô-ca: trong thời gian đang điều trị bằng thuốc uống, nếu dùng thuốc bằng nước trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cà phê còn có thể có hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm thì không nên dùng nước trà, cà phê hay cô-ca để uống thuốc.

- Sữa: canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc.

- Rượu: trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen, nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác. Tốt nhất là trong quá trình điều trị, uống thuốc thì không nên dùng rượu, bia.

Dấu hiệu phải đi khám gấp nếu không muốn chết không rõ lý do
Dấu hiệu phải đi khám gấp nếu không muốn chết không rõ lý do
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn cần phải đi khám gấp nếu không muốn chết mà không rõ lý do.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn