Ngưng sử dụng kháng sinh khi chưa hết liều
Nhiều người trong số chúng ta đã mắc lỗi này: khi thấy con có vẻ đỡ hơn, chúng ta liền ngưng không cho con uống nốt chỗ kháng sinh còn lại bởi cứ nghĩ rằng không cần thiết phải cho con uống kháng sinh nữa.
Kháng sinh được dùng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Nhưng nếu bạn không dùng kháng sinh đủ liều, các con vi khuẩn gây bệnh ấy sẽ không bị tiêu diệt hoàn toàn, mà còn gây tái nhiễm. Theo giải thích của tiến sĩ Raut , vi khuẩn gây bệnh luôn phát triển thêm và thời gian sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của chúng. Vì vậy, để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, cần phải dùng thuốc kháng sinh có liều dùng lâu hơn so với tốc độ tăng trưởng của vi khuẩn.
Lời khuyên dành cho bạn:
Hãy cho con uống đầy đủ và hết đợt kháng sinh, kể cả khi bạn thấy là con đã khỏe hơn rất nhiều rồi.
Dùng lẫn lộn cả thuốc Đông y với thuốc Tây y
Các loại thuốc cổ truyền và thuốc Tây y có tác dụng hoàn toàn khác nhau. Để kết luận hai loại thuốc trên có tác dụng hỗ trợ hay gây hại cho nhau hay không là rất khó.
Gợi ý dành cho bạn:
Nếu như con bạn đang dùng thuốc Đông y, mà bác sĩ lại chỉ định cho dùng thuốc Tây, bạn nên nói cho bác sĩ biết về loại thuốc mà bạn đã cho con dùng. Và ngược lại, nếu con bạn đã uống thuốc Tây rồi mà bạn lại đưa con khám Đông y, cũng hãy nói với thầy thuốc về loại thuốc bạn đã cho con uống.
Lặp đi lặp lại 1 liều thuốc
Thông thường khi trẻ lớn lên hoặc thay đổi về cân nặng, lượng thuốc cần cho bé uống cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vô tư áp dụng đơn thuốc từ năm ngoái cho con rồi lại gọi điện thắc mắc với bác sỹ về việc: bé uống thuốc mãi mà không khỏi.
Để chắc chắn không mắc phải sai lầm hết sức ngớ ngẩn này, các bà mẹ hãy đảm bảo cho trẻ đi khám mỗi khi bé ốm. Các bác sỹ sẽ kê đơn thuốc chuẩn nhất cho bé. Nếu trong vòng 3 tháng bé bị ốm với cùng 1 triệu chứng, mẹ có thể gọi điện tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng lại đơn thuốc đã được cho trước đó.
Không đo lượng thuốc chính xác
Thực tế, nhiều loại thìa trong nhà bếp không có kích cỡ giống nhau, vì vậy dùng thìa để đo lượng thuốc có thề dẫn đến việc dùng thuốc quá liều.
Việc dùng cốc để đo lượng thuốc cũng như vậy. Một nghiên cứu của Đại học dược New York chỉ ra rằng đến 70% số phụ huynh dùng cốc đo lượng thuốc thường đổ thuốc đầy hơn mức quy định. Các nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ bởi vì vài phụ huynh luôn nghĩ đổ đầy cốc mới đúng liều hoặc họ không nhìn vào phần đánh dấu liều lượng khi đổ thuốc vào cốc.
Để đo lượng thuốc được chính xác, bạn nên:
Không dùng thìa để đo lượng thuốc nữa mà hãy dùng xi lanh để thay thế. Một nghiên cứu nhi khoa cho thấy, đong thuốc theo đơn vị đo ml giúp làm giảm hẳn một nửa nguy cơ mắc lỗi khi sử dụng thuốc.
Lời khuyên để các mẹ sử dụng thuốc an toàn cho trẻ:
- Lên một danh sách tất các các loại thuốc mà con bạn đã từng dùng và sẽ còn cần dùng trong tương lai.
- Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa trước khi cho con uống thuốc, kể cả đó là thuốc kê toa, thuốc tự mua ở hiệu thuốc, thậm chí kể cả là thuốc bổ.
- Luôn luôn thông báo với bác sỹ và dược sỹ của bạn khi thấy con bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.
- Hãy bảo quản thuốc đúng cách theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Nói chuyện để bé hiểu thuốc không phải là "kẹo" và bé tuyệt đối không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào khi vô tình nhặt được.
Nếu không muốn chết sớm hãy ngừng làm điều này sau khi ăn (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Nếu không muốn chết sớm hãy ngừng làm điều này sau khi ăn - các bạn hãy lưu ý ngay! |