Sang tên sổ đỏ cho con, nên tặng cho hay để thừa kế thì lợi hơn: 5 điều cần biết để không bị thiệt

( PHUNUTODAY ) - Quy định liên quan đến vấn đề khi cha mẹ sang tên Sổ đỏ cho con thì nên tặng cho hay để thừa kế.

* Sang tên Sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

1. Tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất là gì?

download (62)

* Khái niệm thừa kế quyền sử dụng đất

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người chết sang người thừa kế thông qua di chúc hợp pháp hoặc theo quy định pháp luật.

Sang tên Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) theo hình thức thừa kế chỉ được thực hiện khi cha mẹ chết.

* Khái niệm tặng cho quyền sử dụng đất

Tặng cho quyền sử dụng đất là một dạng cụ thể của tặng cho tài sản, đó là việc người sử dụng đất chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho người khác khi mình còn sống mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo sự thỏa thuận.

Theo đó, sang tên Giấy chứng nhận theo hình thức tặng cho được thực hiện khi cha mẹ còn sống.

2. Một số điểm giống nhau giữa thừa kế và tặng cho

Căn cứ Luật Đất đai 2013, dưới đây một số điểm giống nhau giữa thừa kế và tặng cho quyền sử dụng đất như sau:

Ưu nhược điểm của thừa kế tài sản

- Thừa kế tài sản theo pháp luật: Nếu cha mẹ không có sự ưu tiên cho một hay một số người con thì việc chia thừa kế theo pháp luật bảo đảm tính công bằng, không gây mất đoàn kết (chia đều).

- Thừa kế tài sản theo di chúc: Cha mẹ có quyền để lại toàn bộ quyền sử dụng đất của mình cho một người con, trừ trường hợp con dưới 18 tuổi hoặc trên 18 tuổi nhưng mất khả năng lao động (người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc).

- Hạn chế của thừa kế tài sản theo di chúc: Việc sang tên chỉ có hiệu lực sau khi cha mẹ chết nên có thể phát sinh một số rủi ro, đặc biệt là tranh chấp di sản thừa kế.

- Hạn chế của thừa kế tài sản theo pháp luật: Không thể hiện ý chí chủ quan của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở vì người cùng hàng thừa kế hưởng phần di sản bằng nhau. Có thể phát sinh tranh chấp sổ đỏ.

Ưu nhược điểm của cho tặng tài sản

- Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của cha, mẹ hoặc tài sản chung của cha mẹ thì cha mẹ có quyền tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho bất kỳ người con nào mà không bị pháp luật cấm hay hạn chế quyền.

- Có quyền lập hợp đồng tặng cho nhà đất có điều kiện.

- Hạn chế của việc cho tặng tài sản: So với thừa kế theo pháp luật có thể gây ra mâu thuẫn giữa những người con nếu không được chia đều về quyền và lợi ích.

Như vậy, việc sang tên sổ đỏ hay cho tặng đều có những ưu - nhược điểm khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi hộ gia đình để lựa chọn phương án tốt nhất.

3. Điều kiện được sang tên Sổ đỏ

download (64)

* Điều kiện đối với đất của cha mẹ

Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được tặng cho quyền sử dụng đất của mình khi có các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, chỉ khi quyền dụng đất có đủ các điều kiện trên thì mới được tặng cho quyền sử dụng đất.

* Con không thuộc trường hợp cấm nhận tặng cho

Căn cứ theo Điều 191 Luật Đất đai năm 2013, những trường hợp không được nhận tặng cho gồm:

- Cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép tặng cho quyền sử dụng đất.

- Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

- Cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Như vậy, nếu cha mẹ đủ điều kiện thực hiện quyền tặng cho nhưng con thuộc một trong những trường hợp cấm nhận tặng cho thì không được sang tên vì không đủ điều kiện.

4. Tặng cho bằng lời nói không có hiệu lực

Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trường hợp cha mẹ tặng cho đất hoặc nhà đất cho con nhưng không lập hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật thì việc tặng cho không có hiệu lực, không đủ điều kiện đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai.

5. Phải sang tên trong thời hạn 30 ngày

Theo điểm a khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, đối với thửa đất đã có Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (tặng cho nhà đất) phải đăng ký biến động theo quy định.

Cũng theo khoản 6 Điều này, trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hợp đồng tặng cho có hiệu lực thì các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động, nếu quá thời hạn mà không đăng ký sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây là quy định liên quan đến vấn đề khi cha mẹ sang tên Sổ đỏ cho con thì nên tặng cho hay để thừa kế. Theo đó, không có phương án nào có ưu điểm tuyệt đối mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi hộ gia đình để lựa chọn phương án tốt nhất. Nếu cha mẹ chỉ có một thửa đất có thể áp dụng quy định về quyền hưởng dụng để chia nhà đất con.

Theo:  xevathethao.vn copy link