Định luật con cua
Ai từng đi mò cua bắt ốc đều biết rằng nếu như bỏ một con cua vào trong giỏ tre cần phải đậy nắp lại nếu không cua sẽ bò ra.
Nhưng nếu bạn bắt thêm mấy con thả vào giỏ thì không cần phải đậy nắp lại nữa. Lúc này, dù cua có vùng vẫy thế nào cũng không thể thoát ra ngoài được. Tại sao lại vậy?
Điều này được lý giải là vì khi có nhiều hơn hai con cua trong giỏ, con nào cũng tranh nhau về phía lối ra. Nhưng khi một con cua trèo lên miệng rổ, những con cua còn lại sẽ dùng càng kẹp chặt con cua đó, sau đó kéo nó xuống phía dưới cùng, để cho con khác leo lên người nó mà bò lên phía trên.
Trong chu kỳ này, không có con cua nào có thể thành công. Đây là định luật con cua nổi tiếng và cũng là tâm lý của nhiều người trong xã hội bây giờ. Nếu bản thân không vui họ cũng sẽ không muốn người khác vui, bản thân không thể trèo lên trên cao, vậy thì cũng phải kéo người khác xuống để người khác cũng không thể trèo lên phía trên.
Suy cho cùng, ngu ngốc lớn nhất của bản chất con người chính là không muốn nhìn thấy người khác tốt đẹp.
Thế nào là lòng đố kỵ?
Lòng đố kỵ được định nghĩa là sự khao khát cực đoan đối với những gì người khác sở hữu, trong khi bản thân không có.
Hầu hết con người đều từng trải qua cảm giác đố kỵ và không thể hoàn toàn thoát khỏi nó. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ hơn về sự đố kỵ, bạn có thể dần khắc chế nó.
Các học giả đưa ra hai khái niệm: Đố kỵ lành mạnh và Đố kỵ ác ý.
Đố kỵ lành mạnh là việc hoàn thiện bản thân để đua với người bạn cho là có những thứ mình không có. Ngược lại, đố kỵ ác ý dẫn đến những hành động phá hoại, chẳng hạn như có những suy nghĩ và hành vi thù địch nhằm làm hại người kia.
Đố kỵ là độc hại, đặc biệt nếu như đó là đố kỵ ác ý. Đầu tiên, nó gây ra những cơn đau có thật. Các nhà khoa học thần kinh nhận thấy rằng đố kỵ với người khác sẽ kích thích vỏ não trước, có liên quan đến nỗi đau cả về thể chất và tinh thần.
Sự đố kỵ như lưỡi dao, vừa hại mình vừa hại người
Có một người đàn ông rất hòa thuận với hàng xóm, nhưng vì một chuyện vặt vãnh mà nảy sinh cãi vã, từ đó đôi bên đố kỵ.
Một ngày nọ, anh ta gặp một vị thần. Vị thần kéo anh ra một góc và nói: "Anh có thể ước bất kì điều gì. Tôi sẽ giúp anh thỏa mãn điều đó, nhưng dù anh có ước gì đi chăng nữa thì người hàng xóm của anh cũng sẽ được nhân đôi”.
Người đàn ông bắt đầu tính toán trong đầu: “Tôi muốn một căn nhà thì hàng xóm sẽ có hai căn, muốn 100 triệu thì hàng xóm có 200 triệu. Làm sao anh ta có thể sống tốt hơn tôi được”.
Nghĩ như vậy, anh ta liền vội vàng đưa ra điều ước của mình với Thần tiên: “Tôi muốn ngài làm hỏng một con mắt của tôi!”.
Sự ngu ngốc của con người không hơn gì điều này.
Nếu bạn ghen tị với cuộc sống của người khác tốt hơn mình và cố gắng phá hủy họ, cuối cùng bạn sẽ thực sự làm tổn thương chính mình.
Có một câu ngạn ngữ nói như thế này: “Người yêu thích hoa tươi, luôn có thể ngửi được mùi thơm của hoa; người lén lút trồng gai, cuối cùng cũng sẽ bị gai đâm”.
Cuộc sống không phải là một cuộc đua thắng thua, mỗi người đều có đường băng của riêng mình. Nếu bạn không nhìn thấy những người tốt, bạn thường là người đầu tiên tự hủy hoại bản thân mình, những người thực sự muốn người khác tốt sẽ được số phận ban thưởng.
Tác thành cho người khác chính là hoàn thiện chính mình
Một câu nói cổ: "Người xuất sắc nâng nhau lên, kẻ ngu ngốc giẫm đạp lên nhau”. Những người càng xuất sắc và trình độ càng cao, họ càng biết xây cầu nối với nhau.
Trong một câu chuyện ngụ ngôn, một thanh niên hỏi Thượng Đế: "Sự khác biệt giữa thiên đường và địa ngục là gì?"
Thượng Đế mỉm cười không trả lời, sau đó dẫn người thanh niên đi tham quan một vòng ở hai chỗ khác nhau.
Khi đi tham quan địa ngục, bên trong địa ngục có một nhóm người đang ngồi vây quanh dưới một ánh sáng mờ nhạt, trong tay mỗi người đều cầm một chiếc thìa dài, nhưng vì cán thìa quá dài, cho dù trước mặt họ là một bát nước, nhưng vốn dĩ không có cách nào để dùng thìa đưa nước vào miệng của mình. Họ chỉ có thể mở to mắt ra nhìn tay chân mình lóng ngóng mà thôi.
Đói đến mức gầy trơ xương, chỉ còn một hơi thở thoi thóp mà cũng không uống được một ngụm nước.
Thiên đường lại là một cảnh khác. Ai cũng cầm trên tay một chiếc thìa dài. Nhưng họ lại dùng chiếc thìa đó múc nước đưa vào miệng của người đối diện, mỗi người đều được chia nước để uống. Vì vậy mà người nào người nấy ở trên thiên đường đều được ăn no, khuôn mặt hồng hào, vô cùng thỏa mãn.
Những người khôn ngoan thực sự biết rằng sự hỗ trợ lẫn nhau là thành quả lớn nhất. Không ai có thể hạnh phúc khi sống cô độc nơi đảo hoang.
Khi tác thành cho người khác cũng là lúc bạn hoàn thiện chính mình.
Người luôn có tâm đố kỵ, chuyện gì cũng không muốn người khác được tốt đẹp chính là một kẻ hèn kém, đi đến đâu cũng đều là địa ngục.
Người có tâm lương thiện, luôn biết giúp đỡ người khác chính là bậc trí giả, biết rõ đạo lý “nhiều người