Sự thật bất ngờ về vóc dáng của Tể tướng Lưu Gù được tiết lộ khi khai quật hài cốt, khác xa trên phim

23:41, Chủ nhật 09/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Do ấn tượng của phim ảnh, nhiều người vẫn luôn cho rằng Tể tướng Lưu Gù có vóc dáng nhỏ bé và chiếc lưng còng.

Bộ phim Tể tướng Lưu Gù (1998) là một tác phẩm truyền hình kinh điển của Trung Quốc, gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x ở nhiều nước châu Á, trong đó có cả Việt Nam.

Bộ phim lấy bối cảnh triều Thanh, xoay quanh mối quan hệ giữa Lưu Dung và Hòa Thân, một bên là vị quan thanh liêm và một bên là viên quan tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.

Trong phim Tể tướng Lưu Gù, nhân vật Lưu Dung được phác họa là người có vóc dáng nhỏ bé và tấm lưng gù.

Trong phim Tể tướng Lưu Gù, nhân vật Lưu Dung được phác họa là người có vóc dáng nhỏ bé và tấm lưng gù.

Trên phim, nhân vật Lưu Dung (hay Tể tướng Lưu Gù) được xây dựng với hình tượng là một người có vóc dáng nhỏ bé với tâm lưng gù tạo nên dấu ấn đặc biệt cho nhân vật.

Trong lịch sử, Lưu Dung (1719 - 1805) là một vị quan tài trí, chính trực, yêu nước, sống một đời liêm khiết, được người dân kính trọng. Trong thực tế, Lưu Dung không phải tể tướng vì triều Thanh không có chức quan này. Tuy nhiên, vì nể phục những đóng góp của ông cho đất nước nên mọi người gọi Lưu Dung là tể tướng - một vị trí quan đầu triều trong thời phong kiến.

Theo sử sách, Lưu Dung đã phục vụ qua 4 đời hoàng đế nhà Thanh. trong đó, ông có nhiều cống hiến và được trọng dụng nhiều nhất trong giai đoạn vua Càn Long và Gia Khánh trị vì đất nước.

Do lời đồn giân dan và hình tượng Lưu Gù trên phim nên nhiều người mặc định nhân vật này có vóc dáng nhỏ, lưng gù. Trong thực tế, trong các sách sử được tìm thấy hiện nay, không có tài liệu xác đáng nào nói về hình dáng của Lưu Dung. Theo một bức chân dung cổ phác họa Lưu Dung thì ông là người có dáng đứng bình thường.

Tranh phác họa Tể tướng Lưu Gù - Lưu Dung là người có vóc dáng bình thường.

Tranh phác họa Tể tướng Lưu Gù - Lưu Dung là người có vóc dáng bình thường.

Ngoài ra, khi khai quật mộ của Lưu Dung, các chuyên gia khảo cổ cũng có phát hiện bất ngờ về vóc dáng của ông.

Mộ của Lưu Dung đã được phát hiện từ năm 1958. Ngôi mộ này được tìm thấy trong khi người dân đang mở rộng đất canh tác tại thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông. Đây được xác định là mộ của Lưu Dung và vợ.

Khi ngôi mộ được khai quật, các chuyên gia phát hiện hài cốt của Lưu Dung vẫn còn khó nguyên vẹn sau hơn trăm năm nằm dưới lòng đất. Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, Lưu Dung có hộp sọ tương đối lớn, bắp chân dài khoảng 75cm. Dựa trên các thông số thu được từ việc đo đạc hài cốt, các nhà nghiên cứu ước tính Lưu Dung khi còn sống phải có chiều cao lên đến 1,9 mét. Đây là chiều cao "khủng" ngay cả ở thời điểm hiện tại. Do đó, trong thời đại phong kiến, Lưu Dung chính là "người khổng lồ".

Theo phát hiện này, các nhà sử học đưa ra suy luận rằng vì quá cao nên khi diện kiến hoàng đế, Lưu Dung luôn phải cúi người thấp cho đúng phép tắc và thể hiện sự tôn kính. Do vua Càn Long và Gia Khánh chỉ có chiều cao khoảng 1,7 mét nên Lưu Dung sẽ phải cúi người sâu để không "vượt mặt" nhà vua. Có lẽ do đặc điểm này nên người ta mới gọi Lưu Dung bằng biệt danh Lưu Gù. 

Bên cạnh đó, theo một số nhà nhà sử học, ở thời nhà Thanh, triều đình đưa ra 4 tiêu chuẩn để tuyển chọn quan bao gồm  "thân, ngôn, thư, phán", trong đó thân là ngoại hình, ngôn là ngôn từ, thư là chữ viết, phán và văn lí. Yếu tốt thân - ngoại hình yêu cầu ngũ quan đoan chính, dáng vẻ đường hoàng. Tức là người phải có ngoại hình tốt mới có thể làm quan. Do đó, nếu Lưu Dung thực sự là người có vóc dáng nhỏ bé và bị gù bẩm sinh thì rất khó để qua cửa ải tuyển chọn để làm quan.

Ngoài ra, các nhà sử học cũng không loại trừ khả năng do cúi gập người nhiều năm nên Lưu Dung đã thực sự bị gù lưng khi về già. Cũng có thông tin cho rằng chính vua Gia Khánh là người đã đặt biệt danh này cho Lưu Dung.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền