Điện thoại không chỉ là một thiết bị công nghệ dùng để liên lạc mà còn là một phụ kiện thời trang sang chảnh cho nhiều người Chính vì thế chiếc điện thoại nhanh chóng xuống cấp sẽ giảm giá trị "trang điểm" cho bạn, hơn nữa chúng khiến cho các thao tác chức năng ì ạch chậm chạp hơn. Dưới đây là những lỗi sai và cách hay khắc phục cho bạn.
Không sử dụng ốp, dán điện thoại
Nhiều người không thích dùng ốp điện thoại vì chúng vướng víu. Nhưng điều đó khiến cho điện thoại rơi vỡ dễ gặp sứt mẻ và chịu áp lực vật lý lớn. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của điện thoại mà còn ảnh hưởng tới vi mạch bên trong. Việc dán kính cường lực cũng có công dụng tương tự giúp bảo vệ điện thoại của bạn tốt hơn.
Dùng cáp sạc giá rẻ
Đây là thói quen cực kỳ tai hại. Cáp sạc giá rẻ không chính hãng khiến điện thoại không ổn định làm ảnh hưởng tới vi mạch, làm hỏng pin, và thậm chí cháy nổ. Cách dùng này khiến cho điện thoại của bạn nhanh bị nóng và vi mạch chập chờn. Mua củ sạc giá rẻ, song đổi lại nguy cơ hư hỏng và gây nguy hiểm cho điện thoại lẫn bản thân là rất lớn. Hãy dừng ngay thói quen tiếc rẻ này nhé.
Quấn cuộn dây sạc chặt
Nhiều người thích gọn gàng nên khi không dùng thì hay quấn cuộn sạc chặt cho nó gọn lại. Nhưng hành động này vô cùng tai hại khiến cho dây sạc bị rò rỉ, giãn, chập chờn nên khi sạc pin không nhanh và không ổn định gián tiếp ảnh hưởng tới tuổi thọ của điện thoại.
Để pin cạn kiệt thường xuyên
Đừng để pin cạn rồi mới sạc bởi đó là thói quen rất xấu làm ảnh hưởng tới chất lượng của điện thoại. Hãy luôn đảm bảo bạn sạc pin trước khi chúng còn dưới 15% hoặc mức cảnh báo đỏ của từng loại điện thoại. Thỉnh thoảng có thể thực hiện việc xả pin hoàn toàn để hiệu chỉnh các cảm biến và giữ sức khỏe pin lâu nhất có thể nhưng đừng để pin liên tục cạn kiệt nhé.
Vừa sạc pin vừa sử dụng
Hàu hết chúng ta đều mắc sai lầm này nên khiến cho chiếc điện thoại bị quá tải khi hoạt động. Điều đó khiến cho điện thoại tỏa nhiệt nhiều hơn mức thông thường nên phần cứng bên trong bị ảnh hưởng. Điều này cũng khiến cho pin sạc nhanh bị hỏng hơn. Thế nên hãy hạn chế tối đa tình trạng vừa sạc vừa sử dụng điện thoại.
Tay ướt và thường xuyên cầm vào điện thoại
Các thiết bị điện tử rất kỵ với nước nhưng nhiều người không chú ý thường xuyên khiến chúng tiếp xúc với nước. Tiếp xúc với nước thường xuyên khiến cho linh kiện bên trong điện thoại nhanh xuống cấp.
Dùng điện thoại dưới môi trường nóng
Dùng điện thoại khi đứng gần bếp nấu, khi đi ngoài trời nắng nóng, để điện thoại vào trong cốp xe, phủ đồ lên khi đang sạc... khiến cho điện thoại của bạn càng bị tăng nhiệt nên ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng, gây ảnh hưởng tới vi mạch và linh kiện.
Lười cập nhật phần mềm
Các hãng điện thoại thường cập nhật phiên bản phần mềm mới cho điện thoại cứ tầm 1-2 tháng. Phần mềm mới không chỉ có tính năng mới mà còn sửa lỗi hệ thống và vá lỗ hổng trong quy trình bảo mật. Thế nên cập nhật phần mềm không chỉ giúp điện thoại chạy mượt hơn mà còn bảo vệ điện thoại của bạn.
Hay dùng wifi công cộng
Wifi công cộng miễn phí nhưng chúng chính là nguy cơ để kẻ xấu lấy cắp thông tin và dữ liệu của bạn làm ảnh hưởng tới thiết bị của bạn. Thong qua dùng wifi công cộng điện thoại có thể bị nhiễm mã độc nếu wifi không được bảo mật đúng cách. Vì thế khi đến nơi xa lạ, bạn nên hạn chế dùng wifi công cộng.