Tính đến nay, tiêm kích MIG 21 đã đạt được kỷ lục hàng không như máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất và được sản xuất nhiều nhất sau chiến tranh thế giới thứ 2 (hơn 10 nghìn chiếc). |
Tiêm kích MIG 21 được trang bị 1 pháo GSh-23 mm hai nòng và có thể mang theo 2 tấn các loại vũ khí không đối không và không đối đất treo tại hai hay bốn mấu cứng bên dưới cánh tùy theo từng biến thể. |
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, Liên Xô đã viện trợ một số lượng lớn vũ khí, trong đó có tiêm kích MIG 21 để trang bị cho lực lượng không quân Việt Nam. |
Không quân Việt Nam đã sử dụng máy báy MIG 21 khá hiệu quả, bắn rụng nhiều máy bay hiện đại của Mỹ vào thời điểm đó như máy bay xung kích F-105 Thunderchief hay F-5. |
Đặc biệt, không quân Việt Nam chính là lực lượng đầu tiên trên thế giới đã dùng MIG 21 chiến đấu trực tiếp và bắn hạ pháo đài bay B-52 của Mỹ. (B-52 là máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất của không quân Mỹ vào thời điểm đó. B-52 được mệnh danh là Pháo đài bay bất khả xâm phạm, từng là niềm tự hào của không quân Mỹ). |
Cụ thể, vào ngày 20/11/1971, phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng B-52. Chiếc B-52 bị hư hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nakhom-Phanom, Thái Lan. |
Tiếp theo, vào ngày 27/12/1972, phi công Phạm Tuân lái chiếc MIG-21MF bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 của Mỹ. Sau đó một ngày, phi công Vũ Xuân Thiều sau khi đã bắn tên lửa mà không hạ được B-52, đã lao máy bay vào chiếc B-52. (Trong ảnh chiếc MIG 21 mà Phạm Tuân từng lái). |
Tiêm kích MIG-21 đã góp một phần không nhỏ vào cuộc chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam anh hùng. MIG-21 thực sự đã từng làm cho không quân Mỹ phải kính nể trên bầu trời Việt Nam. |
Tại Việt Nam, MIG-21 từng làm không quân Mỹ phải kính nể
06:45, Thứ sáu 14/02/2014
( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - MIG 21 là máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế bởi phòng thiết kế Mikoyan của Liên Xô. MIG 21 đã từng được sử dụng tại hơn 50 quốc gia. Hiện nay một số nước vẫn còn sử dụng chúng, trong đó có Việt Nam.
Theo: giaitri.thoibaovhnt.vn
copy link
Link bài gốc