Tăng lương cơ sở 2023: Mức lương và phụ cấp chi tiết của cán bộ, công chức, viên chức

( PHUNUTODAY ) - Tăng lương cơ sở 2023 cho cán bộ, công chức, viên chức lên bao nhiêu? Khi nào thực hiện tăng lương cơ sở?

Mới đây, ngày 9/10, tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo về phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa 15 xem xét, quyết định.

Theo thông tin trên báo điện tử Chính phủ, Chính phủ đã trình các cấp có thẩm quyền dự kiến sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực công từ 1,49 triệu đồng lên khoảng 1,8 triệu/tháng (tăng khoảng 20,8%), dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2023. Đồng thời, nâng mức phụ cấp với một số ngành nghề, lĩnh vực cho phù hợp.

1872C037-9330-4395-9C08-A438C0D81623

Như vậy, nếu đề xuất tăng lương cơ sở tại Hội nghị Trung ương 6 được thông qua thì từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức khu vực công sẽ là 1,8 triệu đồng/tháng.

Điều kiện để có nguồn tăng lương được chỉ rõ: GDP 9 tháng đầu năm tăng 8,83%, dự kiến cả năm khoảng 8%, đạt cận dưới về kỳ vọng tăng trưởng khi có gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ, chương trình mục tiêu và chương trình phục hồi, được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng. 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, phục hồi kinh tế diễn ra đồng đều giữa các địa phương. 44/63 tỉnh, thành phố có GRDP tăng trên 6%. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch được phục hồi mạnh mẽ.

Trước đó, theo thông tin trên báo Nhân Dân, ngày 29/9, tại buổi tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề cập về vấn để cải cách tiền lương. Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong 3 năm gần đây, do các nguyên nhân khách quan, nhất là tác động của dịch bệnh COVID-19 khiến cho lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại. Tuy nhiên, đây là vấn đề cấp thiết nên tại kỳ họp thứ 4 sắp tới, Quốc hội sẽ bàn vấn đề này.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong điều kiện chưa thể cải cách căn bản tiền lương được thì nên chăng cũng cần điều chỉnh, tăng lương cơ sở. Mức độ, liều lượng và thời gian điều chỉnh cụ thể như thế nào Quốc hội cũng sẽ bàn kỹ với Chính phủ để báo cáo Trung ương có quyết sách.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, ban đầu việc cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức dự kiến áp dụng từ năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên Trung ương đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức đến thời điểm thích hợp.

images

Hiện nay, mức lương cơ sở đang được thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, áp dụng từ ngày 1/7/2019 là 1,49 triệu đồng.

Dự kiến ngày 20/10/2022, phiên họp thứ 4, kỳ họp Quốc hội khóa 15 sẽ khai mạc. Tại phiên họp này, phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở sẽ được hoàn chỉnh báo cáo và trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Về thời hạn tăng lương, trả lời Báo Lao Động, nhiều ý kiến của người lao động cho rằng, Quốc hội cần xem xét để có thể tăng lương ngay từ đầu năm 2023 thay vì 1.7.2023.

Chị Nguyễn Thị Hà - giáo viên tiểu học trên địa bàn Thành phố Hà Nội - cho biết, chị mới được vào biên chế, hiện có hệ số lương là 2,66, lương gần 4 triệu đồng/tháng. Cộng với một số khoản phụ cấp, tổng thu nhập của chị cũng rất thấp. Với mức thu nhập này, cuộc sống của chị khá khó khăn, chật vật, trong bối cảnh vật giá leo thang.

“Tôi được biết, đối với cán bộ, công chức, viên chức, lần điều chỉnh tăng lương cơ sở gần nhất là từ ngày 1.7.2019, điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng lên mức 1.490.000 đồng. Trong khi đó, cùng thời gian này, người lao động trong doanh nghiệp đã được điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng. Nếu được tăng lên mức 1,8 triệu đồng thì mỗi tháng tôi cũng được tăng thêm hơn 1 triệu đồng. Đó là khoản tiền đáng quý hiện nay và tôi mong sớm được tăng lương, nhưng với tình hình thực tế hiện nay, có lẽ tăng lương từ đầu năm 2023 là hợp lý”- Chị Hà nói.

Ngoài nhóm giáo viên thì lực lượng y bác sĩ cũng đang trông chờ vào việc tăng lương. Bác sĩ Võ Hùng hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nguyên cho rằng, lương bác sĩ ở bệnh viện công quá thấp, đáng lẽ phải quyết định tăng lương từ lâu để nhân viên y tế đảm bảo nhu cầu cuộc sống.

Những lần điều chỉnh mức lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thời gian gần đây:

- Từ ngày 1/7/2017, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng.

- Từ ngày 1/7/2018, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,3 triệu đồng lên 1,39 triệu đồng/tháng.

- Từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng/tháng.

Nếu tăng lương cơ sở 2023, thu nhập cán bộ, công chức sẽ có cải thiện lớn

Hiện hành, theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức được tính bằng công thức sau:

Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương

Chẳng hạn, với công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2.34.

Nếu tính theo mức lương cơ sở hiện hành 1,49 triệu đồng thì tiền lương nhận được là 3,486 triệu đồng/tháng.

Còn nếu tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng (nếu được Quốc hội thông qua) thì tiền lương có thể lên tới 4,212 triệu đồng/tháng.

Như vậy, nếu tính theo mức lương cơ sở mới thì dự kiến thu nhập với công chức trong trường hợp này tăng tới 725.400 đồng/tháng.

Một số khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở

Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thì cán bộ, công chức, viên chức được hưởng các loại phụ cấp theo lương cơ sở bao gồm:

- Phụ cấp độc hại.

Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.

Theo khoản 1 mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại gồm 04 mức là 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở.

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Căn cứ bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong cơ quan Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

- Phụ cấp khu vực.

Theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực với 07 loại hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.

- Phụ cấp lưu động.

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Thông tư 06/2005/TT-BNV, phụ cấp lưu động gồm 03 hệ số 0,2; 0,4; 0,6 áp dụng cho công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

Ngoài việc dùng để tính lương công chức, viên chức thì mức lương cơ sở còn dùng để tính các khoản sinh hoạt phí, hoạt động phí, xác định khoản tiền đóng BHXH bắt buộc tối đa,…

Theo:  xevathethao.vn copy link