Tết Đoan Ngọ: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

( PHUNUTODAY ) - Chắc chúng ta không còn xa lại gì với tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5. Nhưng liệu các bạn đã hiểu bao nhiêu về ngày tết này?

Tết Đoan Ngọ: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Đoan Ngọ, thì các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây nào!

Tết Đoan Ngọ: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc và truyền thuyết liên quan đến ngày Tết Đoan Ngọ

Có nhiều nguồn tin cho rằng, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những truyền thuyết liên quan đến ngày Tết Đoan Ngọ ngay dưới đây:

+ Truyền thuyết Khuất Nguyên

Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly Tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước.

Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.

+ Nguồn gốc từ Hạ Trí trong thời cổ

44.nguon-goc-y-nghia-cua-ngay-tet-doan-ngo-phunutoday.vn

 

Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.

+ Truyền thuyết về chàng lưu Lưu – Nguyễn gặp tiên

Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời nhà Hán, nhân ngày Tết Đoan Dương cùng rủ nhau vào núi hái thuốc, gặp hai tiên nữ kết duyên. Sau thời gian nửa năm sống nơi tiên cảnh với vợ tiên, hai người nhớ nhà đòi về. Giữ lại không được, hai tiên nữ đành đưa tiễn chồng về quê cũ. Vì thời gian ở tiên cảnh chỉ có nửa năm nhưng là mấy trăm năm ở cõi trần. Hai chàng thấy phong cảnh quê nhà đã khác xưa, người quen thì đã ra người thiên cổ, hai chàng bèn rủ nhau trở lại cõi tiên nhưng không được. Hai chàng ra đi mà không thấy trở về…

Tết Đoan Ngọ: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ

Ý nghĩa của ngày Tết Đoan ngọ tại Việt Nam

+ Tết sâu bọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này.

+ Tết đoàn viên

Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

+ Tết ra hoa kết trái

Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Hy vọng  những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!

Theo:  khoevadep.com.vn copy link