Tết Trùng Cửu là ngày gì?
Để giúp các bạn có thể hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Trùng Cửu thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây nhé!
Tết Trùng Cửu là ngày gì?
Tết Trùng Cửu vào ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm là ngày Tết cổ xưa của người Việt, gọi là Tết Trùng Dương hay còn gọi là Tết Trùng cửu, ngày tết hoa Cúc. Tết Trùng cửu lấy sự lặp lại của hai số 9 để nói về sự trường thọ. Tết trùng cửu ở Việt Nam ngày nay ít người còn biết đến về một khá phổ biến xưa kia, mang nhiều nét đẹp về văn hóa.
Nguồn gốc của tên gọi tết Trùng Cửu
Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là ‘Từ thanh’, có nghĩa là ‘tạm biệt thảm cỏ xanh’. Sau ngày Trùng Cửu tiết trời bắt đầu sang mùa đông. Điều này cũng lý giải đúng với quan điểm “cực thịnh tất suy” của cổ nhân, qua thời điểm đẹp nhất của thời tiết mùa thu trong một năm là mùa đông lạnh lẽo, hoang tàn. Cây cối mất đi sức sống, héo rũ, úa vàng không thích hợp để đi chơi. tế
Chính vì vậy mà tết Trùng Cửu cũng là cơ hội đi chơi, thưởng ngoạn sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông. Nhân dịp tết Trùng Cửu, nhiều người thường đến vùng ngoại thành để leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh, hít thở bầu không khí trong lành.
Tết Trùng Cửu là ngày gì?
Các điển tích về ngày Tết Trùng Cửu:
+ Phong tục tập quán này bắt nguồn từ đời Hán. Ngô Quân thời Nam Triều trong “Tục Tề hài ký ‘’ có chép một câu chuyện: “Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: ” Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du (một loại tiêu), uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết. Vì tích trên, nên về sau hằng năm, đến ngày mồng 9 tháng 9 ÂL theo lịch âm dương, người ta bỏ nhà tạm lên núi, lánh nạn… Lâu đời thành tục gọi là Tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, Tết Trùng Cửu lại dành riêng cho tao nhân mặc khách lên núi uống rượu làm thơ.
+ Sách “Phong Thổ Ký” lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn… Tục ấy thành lệ.
+ Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường (618-907) xem ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.
Tết Trùng Cửu là ngày nào?
Phong tục tập quán trong ngày Tết Trùng Cửu
+ Lên vùng cao
Trong ngày tết Trùng Cửu, nhiều người thường đến vùng ngoại thành để leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh, hít thở bầu không khí trong lành. Người ta rủ nhau lên núi cao hay tháp cao, chỗ cao, tùy điều kiện sẵn có từng nơi để thưởng ngoạn phong cảnh , nhớ lại thời cổ đại đã từng phải “lên cao lánh nạn”.
+ Ăn bánh “cao”
Cũng trong lúc đi lên núi, mọi người thường ăn bánh “cao 糕” cũng để nhắc nhớ thời phải lánh lên cao, do lấy chữ đồng âm là “cao”. Bánh cao làm bằng bột gạo xay nước ngào đường đỏ hấp chín đổ thành 9 tầng như bảo tháp, tượng trưng cho đỉnh cao và số 9, bên trên còn nặn hình hai con dê nhỏ tượng trưng trùng dương, lại cắm trên đó một ngọn đèn nến tượng trưng đăng cao là trèo lên cao, và cắm một ngọn cờ giấy nhỏ màu đỏ tượng trưng cho cài lá châu du 茱 萸. Đó là cách làm thời cận đại ở vùng Phúc Kiến.
+ Ngắm hoa cúc và uống rượu hoa cúc
Thực tế theo các nhà nghiên cứu, Tết Trùng Dương uống rượu cúc hoa, đeo cành thù du cũng có tác dụng giống như Tết Đoan Ngọ uống rượu hùng hoàng và treo cành xương bồ, trần ngải.
Mục đích là phòng trừ bệnh tật, côn trùng. Sau ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, thời tiết thay đổi, mưa lất phất, trời âm u, đêm – sáng trở lạnh, trưa vẫn còn nóng. Vào lúc chuyển mùa mọi vật dễ trúng độc, con người dễ sinh bệnh tật, cảm cúm. Vì thế, vào thời gian này phải hết sức chú ý phòng côn trùng, phòng nóng lạnh. Mà rượu cúc hoa có tác dụng bình can (gan), sáng mắt, giải nhiệt, tiêu độc, giải cảm.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!