Thái giám xưa thường sống lâu hơn Hoàng đế, vì sao?

16:23, Chủ nhật 26/05/2024

( PHUNUTODAY ) - Ngày xưa, tuổi thọ con người tương đối thấp nhưng các thái giám thường có tuổi thọ cao hơn. Lý do vì sao?

Vì sao các thái giám xưa lại sống có tuổi thọ cao hơn Hoàng đế?

Theo các số liệu nghiên cứu, thời xưa, khi đời sống con người còn rất khó khăn, y tế chưa phát triển, tuổi thọ trung bình của người bình thường chỉ là hơn 50 tuổi. Các thái giám thường sống lâu hơn những nam giới bình thường từ 14 đến 19 năm. Đây là một con số không hề nhỏ. Trong số 81 thái giám được khảo sát, có tới 3 người trong số họ sống đến 100 tuổi, một độ tuổi rất hiếm trong thời đại xưa kia. Sử sách có ghi lại cụ thể, nổi tiếng nhất là vị thái giám cuối cùng ở đời nhà Thanh tên là Tôn Diệu Đình, ông sống tới 94 tuổi.

Thái giám sống thọ là vậy trong khi đó, các Hoàng đế, vị trí chí tôn cửu đỉnh, sống trong nhung lụa, bữa nào cũng được ăn sơn hào hải vị, phục vụ mọi thứ đến tận răng nhưng tuổi tuổi thọ của họ không cao. Thực tế, các thái giám có công việc vô cùng vất vả, cả ngày phải lao lực chạy theo hầu hạ Hoàng đế lại có tuổi thọ kéo dài hơn. Vậy lý do là gì khiến thái giám lại có tuổi thọ cao hơn cả Hoàng đế?

Các thái giám thường sống lâu hơn những nam giới bình thường từ 14 đến 19 năm.

Các thái giám thường sống lâu hơn những nam giới bình thường từ 14 đến 19 năm.

Để trở thành thái giám, người ta phải cắt đi bộ phận sinh dục nam của mình. Sau khi thái giám trải qua quá trình “tịnh thân” vô cùng đau đớn, thái giám sẽ trở thành “bán nam bán nữ”. Khi đó, nội tiết tố nam của họ bị giảm còn nội tiết tố nữ tăng, từ đó giúp cho hệ thống miễn dịch của thái giám tốt hơn. Hơn nữa, do không còn khả năng sinh con, không phát sinh quan hệ nam nữ nên họ thường không bị mất tinh khí. Tinh khí của họ nhờ thế dồi dào khiến thái giám có cuộc sống khỏe hơn, thọ hơn.

Ngược lại, Hoàng đế trông thì vậy nhưng đương nhiên không hề nhàn nhã. Người đứng đầu , chịu trách nhiệm của cả một quốc gia, vua cần phải xử lý quốc sự quan trọng. Với trách nhiệm to lớn đặt lên vai thì những áp lực của Hoàng đế không phải thứ mà người bình thường có thể gánh vác. Hơn nữa, Hoàng đế còn có trách nhiệm sinh con duy trì dòng dõi cho hoàng tộc. Những gánh nặng này có thể dễ dàng khiến tình trạng thể chất cũng như tâm lý của hoàng đế suy giảm. Từ đó dẫn đến tuổi thọ của vua sẽ bị rút ngắn.

Thái giám xưa thường có tuổi thọ cao hơn Hoàng đế.

Thái giám xưa thường có tuổi thọ cao hơn Hoàng đế.

Thậm chí so với cuộc sống của một người bình thường thì cuộc sống của thái giám chịu ít áp lực hơn. Thời xưa, đàn ông đóng vai trò trụ cột gia đình, họ phải chạy khắp nơi để kiếm sống và lao động chân tay. Họ làm các công việc nặng nhọc để có thể nuôi sống gia đình, chẳng hạn như trồng trọt, chăn nuôi, bốc vác. Ở cái thời công cụ còn thô sơ, tất cả mọi thứ đều cần đến sức lao động của con người. Còn các thái giám trong cung tuy cũng làm công việc chân tay nhưng so với người nông dân thì cường độ thấp hơn hẳn, lại hoàn toàn không cần lo lắng cơm áo gạo tiền. Ngoài ra, thái giám không cần lấy vợ sinh con, vì thế cũng không cần lo lắng về lễ vật.

Trong cung chỉ có một số thái giám hầu hạ thân cận, phục vụ trực tiếp hoàng thượng là phải đối mặt với áp lực lớn. Còn những thái giám khác thường chỉ cần làm các công việc nhẹ nhàng như tưới cây, chăm hoa... Những công việc nhỏ nhặt, áp lực ít nên cuộc sống của họ nhìn chung thoải mái, tinh thần tốt. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ của con người.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm