Tháng 2 nhuận âm lịch có 4 điều kiêng kị, 4 việc nên làm, nhớ lấy để tránh rước tai ương

( PHUNUTODAY ) - Cùng tìm hiểu trong tháng nhuận nên kiêng kỵ gì qua bài viết sau đây nhé.

Theo lịch âm thì cứ 3 năm sẽ có 1 năm nhuận (năm đó sẽ thừa ra 1 tháng), có nghĩa là 13 tháng chứ không phải 12 tháng như các năm khác. Vậy trong tháng nhuận nên kiêng kị những gì? Cùng tìm hiểu trong tháng nhuận nên kiêng kỵ gì qua bài viết sau đây nhé.

Tháng nhuận là tháng như thế nào?

Tháng nhuận hay năm nhuận là một khái niệm ở trong cách tính lịch âm; khác với khái niệm năm nhuận cứ 4 năm sẽ có 1 năm nhuận. Tháng nhuận sẽ có ngày nhuận, nghĩa là thông thường thì trong tháng 2 sẽ chỉ có 28 ngày thì vào năm nhuận tháng 2 đấy sẽ có 29 ngày; khái niệm tháng nhuận chỉ xuất hiện ở lịch âm mà thôi. Nói nôm na tức là trong năm nhuận sẽ có tháng nhuận; đồng thời sẽ có 1 tháng xuất hiện thêm một lần nữa tức là sẽ có 13 tháng nếu tính theo lịch âm. Tháng đó sẽ được gọi là tháng nhuận.

Ý nghĩa của tháng nhuận

Nguyên nhân có thêm một tháng nhuận này bởi vì trong năm âm lịch chỉ có 354 ngày thôi; thiếu mất 11 ngày so với lịch dương (365 ngày). Vậy nên sẽ cứ 3 năm thì ở trong lịch âm sẽ thiếu đi 33 ngày; tức là 3 năm âm lịch sẽ nhuận 1 lần. Người ta sẽ gọi đấy chính là tháng nhuận hay là tháng thứ 13 và năm đấy cũng được gọi là năm nhuận. Để làm cho thời gian không bị sai lệch quá lớn thì người ta đã quy ước rằng 3 năm sẽ có 1 tháng bị thừa ra; tháng này sẽ không nằm cố định và nó sẽ được luân phiên theo chu kỳ thay đổi của từng năm.

Những điều kiêng kị trong tháng 2 âm lịch

Sang cát và xây mộ

Việc sang cát, xây mộ tùy thuộc và phong tục, tập quán ở từng nơi. Theo dân gian thì tháng nhuận là tháng thừa trong năm. Việc sang cát – xây mộ là điều không nên. Vì lúc này quỷ môn quan không mở.

Tuy nhiên một số địa phương thì việc này lại là điều may mắn. Vì đây là tháng dư ra trong lịch vì 3 năm mới xuất hiện một lần. Do đó việc sang cát – xây mộ vào tháng nhuận có nên không phụ thuộc chính vào phong tục nơi bạn sinh sống.

Tháng nhuận kiêng cưới hỏi, dựng vợ gả chồng

Ở một số địa phương thường kiêng cưới hỏi trong tháng nhuận, bởi tháng nhuận thường 4 năm mới có một lần, nếu kỷ niệm ngày cưới, ngày sẽ bị sai lệch, làm mất đi ý nghĩa. Vì thế, nên nếu không muốn 4 năm mới được tổ chức kỷ niệm một lần thì không nên chọn tháng nhuận để kết hôn.

Tuy nhiên, theo phong tục của một số nơi lại có quan niệm rằng tháng nhuận thể hiện sự dư thừa, viên mãn, nên nhiều người chẳng những không kiêng kỵ mà trái lại chọn những ngày phù hợp trong tháng nhuận này để thực hiện các công việc mà mình dự định.

Lễ giỗ gia tiên

Các gia đình có lễ giỗ trong dịp có tháng nhuận. Thì nên tổ chức vào tháng chính thay vì tháng nhuận. Hay đơn giản là tháng nhuận đầu tiên.

Xây dựng nhà cửa

Có nhiều nơi học cho rằng trong tháng này chuyện xây dựng nhà cửa có thể mang lại nhiều điều không may mắn cho gia chủ. Không nên khởi công trong tháng nhuận. Nên để sang tháng sau để mọi sự được tốt lành.

Những điều nên làm trong tháng nhuận

Nữ giới nên uống trà vàng tháng nhuận

Một số nơi có phong tục, phụ nữ sẽ tổ chức tiệc trà và thưởng thức trà vàng tháng nhuận. Phong tục này chỉ có nữ giới tham gia, nam giới tuyệt đối không được. Người ta sẽ dùng trà để thay cho rượu, chúc nhau những điều may mắn và hạnh phúc; vừa thưởng trà lại vừa trò chuyện với nhau. Tâm sự những chuyện liên quan đến gia đình; con cái để có thể thấu hiểu, thân thiết với nhau hơn. Từ đó mà tình cảm hàng xóm láng giềng cũng được thắt chặt.

Biếu mẹ mình mì sợi hoặc là chân giò

Con gái lấy chồng sẽ phải về nhà chồng; vào tháng nhuận con gái có thể mua tặng cho mẹ đẻ mình chân giò hoặc là mì sợi. Những bó mì phải được buộc bằng sợi chỉ màu đỏ để thể hiện sự biết ơn, công lao nuôi dưỡng của cha mẹ. Đồng thời cầu chúc song thân sinh ra mình được dồi dào sức khỏe, sống lâu, khỏe mạnh.

Về nhà mẹ đẻ ăn cơm trong tháng nhuận

Theo quan niệm của nhiều nơi, tháng nhuận là tháng không may mắn, nó có thể mang lại sự xui xẻo cho phụ nữ đã đi lấy chồng. Nên phụ nữ đã thành gia lập thất kiêng ở nhà chồng. Vậy nên cứ vào tháng nhuận thì gia đình nhà mẹ đẻ sẽ gọi con gái mình về nhà hoặc là ăn cơm. Nếu như cha mẹ còn thì cha mẹ sẽ mời, còn nếu đã mất thì anh chị em sẽ đứng ra chịu trách nhiệm cho công việc này.

Tế lễ, tảo mộ

Khi bước vào tháng nhuận, người ta sẽ sắp xếp thời gian để tế lễ, tảo mộ với ông bà, tổ tiên. Cả gia đình già trẻ trai gái, lớn bé đều sẽ tụ họp đông đủ cả 3 đời, dùng đi tế lễ để nhớ ơn, tưởng niệm ông bà, tổ tiên.

Theo:  xevathethao.vn copy link