Khi bàn thờ cúng sạch sẽ, thoáng mát sẽ thể hiện sự thành kính của gia chủ đến các vị thần linh, tổ tiên. Chính vì điều này mà việc tỉa chân nhang vô cùng cần thiết. Những ai thờ cúng đều nên chọn ngày tốt đẹp để dọn dẹp và tỉa chân nhang sao cho đúng cách.
Dưới đây là những ngày tốt trong tháng 1/2023 dương ( tức tháng 12 – tháng Chạp năm 2022) để lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang:
Thứ Tư Ngày 11 tháng 1 năm 2023 Dương lịch tức là ngày 20 tháng Chạp, ngày Kỷ Tỵ, Tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần. Việc nên làm: họp mặt, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, nhận người, động thổ, đổ mái, ký kết, giao dịch, nạp tài.
Thứ Bảy ngày 14 tháng 1 năm 2023 Dương lịch tức là ngày 23 tháng Chạp, ngày Nhâm Thân, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần. Việc nên làm: Cúng tế, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, thẩm mỹ, chữa bệnh, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng, đào đất, an táng, cải táng.
Thứ Hai ngày 16 tháng 1 năm 2023 Dương lịch tức là ngày 25 tháng Chạp, ngày Giáp Tuất, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần. Việc nên làm: Cúng tế, san đường, sửa tường.
Thứ Ba ngày 17 tháng 1 năm 2023 Dương lịch tức là ngày 26 tháng Chạp, ngày Ất Hợi, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần. Việc nên làm: Cúng tế, cầu phúc, cầu tự, họp mặt gia đình, giải trừ, động thổ, đổ mái, sửa bếp, khai trương, nạp tài, mở kho, xuất hàng.
Thứ Sáu ngày 20 tháng 1 năm 2023 Dương lịch tức là ngày 29 tháng Chạp, ngày Mậu Dần, Tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần. Việc nên làm: Cầu phúc, cầu tự, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, san đường.
Chuẩn bị lau dọn bàn thờ rút tỉa chân nhang
Bước 1: Trước khi bắt đầu, người sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ phải tắm rửa sạch sẽ, dâng một đĩa hoa quả thắp hương xin phép, thông báo về việc lau dọn bàn thờ tổ tiên. Bài vị tổ tiên cần để ngay ngắn sang một bàn khác. Khi nào hương cháy hết mới bắt đầu dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ.
- Trong quá trình lau dọn phải sử dụng nước ấm, tuyệt đối không được dùng nước lạnh.
- Các bài vị phải được lau ở mỗi chậu nước khác nhau, không dùng chung nước tránh việc bất kính.
- Với những gia đình có thờ thần Phật và tổ tiên thì phải lau bài vị của thần Phật trước. Sau đó, thay nước và lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không được làm ngược lại tránh bất kính, mạo phạm.
- Bài vị được thu dọn trước rồi mới đến bát hương.
Bước 2: Tỉa, đổ chân hương
- Bát hương sử dụng lâu ngày thì chân hương sẽ đầy, gia chủ cần tỉa chân hương hoặc rút chân hương rồi lấy một chiếc thìa nhỏ để xúc từng thìa một đổ tro ra ngoài để tránh nguy cơ “tán tài” mất lộc.
- Sau khi rút chân hương ra khỏi bát hương, hãy để lại 5 chân hương cũ trong bát hương. Những chân hương còn lại, đem đốt thành tro rồi thả dưới sông, ao hồ hoặc pha nước tưới cây.
- Không được vứt chân hương bừa bãi, vứt ở nơi bẩn thỉu, ô uế để tránh việc bị tổ tiên hay các vị thần linh quở trách.
Bước 3: Lau bàn thờ
- Sử dụng chổi, khăn mới, sạch để lau bàn thờ. Tuyệt đối không dùng khăn cũ, dơ bẩn.
- Nên dùng nước mưa, nước suối hay nước lá trần đun sôi để nguội lau bàn thờ để tỏ lòng hiếu kính. Sau khi lau dọn xong các chị chú ý đặt lại bài vị thần Phật, tổ tiên và bát hương đúng chỗ cũ.
Văn khấn bao sái bát hương - Xin tỉa chân nhang
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:.........
Hôm nay là ngày ......... tháng ......., con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia các quan để cho sạch sẽ mong chư vị chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm