Thành F0 khi đi thu tiền trọ, thanh niên hối hận vì nửa phút bất cẩn: Tập ngửi dầu gió mỗi ngày

( PHUNUTODAY ) - Những ngày đầu mới phát hiện mình bị bệnh, anh có chút hoang mang, lo sợ. Nhưng sau khi chứng kiến sự lạc quan, vui vẻ của một F0 84 tuổi, anh đã thay đổi suy nghĩ của mình.

Chia sẻ câu chuyện trên VietNamNet, anh Phạm Quyết Thắng (30 tuổi, ngụ TP.HCM) cho biết mình bị nhiễm Covid-19 trong một lần đi thu tiền phòng trọ.

Ngày 10/7, anh Thắng đến thu tiền tại dãy trọ của gia đình. Thường ngày khi ra đường anh đều đeo khẩu trang, tuân thủ 5K. Thế nhưng hôm đó anh chủ quan, vì nghĩ đến gặp những người thân quen nên quên không tiếp xúc với những người thân quen. Anh cho biết mình chỉ tiếp xúc với người nhiễm bệnh khoảng nửa phút rồi rời đi. Ba ngày sau, anh Thắng bắt đầu cảm thấy đau đầu, sốt cao 38,5-39 độ và ngủ li bì.

Thời điểm đó, người anh Thắng tiếp xúc không biết bản thân bị nhiễm Covid-19 nên anh cũng không ngờ mình bị lây bệnh.

Chỉ nửa phút bất cẩn, anh Thắng không ngờ mình lại trở thành F0. (Ảnh: VietNamNet)

Chỉ nửa phút bất cẩn, anh Thắng không ngờ mình lại trở thành F0. (Ảnh: VietNamNet)

Anh chỉ nghĩ mình bị cảm lạnh vì hay nằm quạt nên không thông báo với nhân viên y tế. Anh kể mình có uống 1 viên Panadol để hạ sốt. Hôm sau, anh đỡ sốt nhưng vẫn bị đau đầu, hai mắt nóng như hòn than.

Khi tra thông tin trên mạng, thấy các triệu chứng của mình giống cảm cúm thông thường nên anh yên tâm và uống thêm 1 viên Panadol rồi đi ngủ tiếp. Nhưng đến ngày 16/7, anh Thắng bàng hoàng khi được nhân viên y tế phường gọi điện thông báo dãy trọ có người dương tính với SARS-CoV-2. Lúc này, anh mới xác định mình bị nhiễm Covid-19 chứ không phải cảm cúm.

Khi mới nghe thông báo, anh Thắng cảm thấy vô cùng hoang mang thậm chí còn nghĩ tới việc mình không thể qua khỏi. Anh nhanh chóng đến bệnh viện làm xét nghiệm và nhận kết quả dương tính. Sau đó, anh được đưa vào khu cách ly để điều trị bệnh.

4 ngày sau, tình trạng bệnh của anh Thắng trở nặng, không chỉ sốt mà còn ho, đau rát họng. Khi đó, anh thấy cổ họng của mình đau đến nỗi ăn uống cũng là cực hình, nuốt thứ gì cũng có cảm giác cổ họng bị gai nhọn đâm.

Sau đó, anh không còn cảm nhận được mùi vị, nhai ớt không thấy cay, nhét dầu gió vào mũi cũng không bị sặc. Anh được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (TP.HCM) để điều trị.

Đồ ăn hàng ngày của người bệnh được nhân viên y tế mang đến tận nơi.

Đồ ăn hàng ngày của người bệnh được nhân viên y tế mang đến tận nơi.

Các ngày 19, 20, 21/7, cảm giác khó thở, tức ngực xuất hiện. Khi ngủ, anh liên tục bị thức giấc vì không thở được. Mỗi khi hít thật sau, anh Thắng lại có cảm giác đau tức ngực. Anh uống mật ong gừng để giảm đau họng. Mỗi ngày bác sĩ phát cho anh Thắng 1 viên vitamin C để uống.

Những ngày đau tức ngực, anh không thể ngủ được. Anh lo nghĩ rồi sợ, đặc biệt là khi thấy những bệnh nhân có tuổi chuyển nặng và gục ngã. Giữa lúc hoang mang, tuyệt vọng, anh thấy hình ảnh lạc quan của một cụ bà 84 tuổi cũng là F0 đang được điều trị như mình. Cụ không bao giờ tỏ ra mệt mỏi mà lúc nào cũng vui tươi, lạc quan.

Điều này truyền cảm hứng cho rất nhiều người bệnh đang cùng điều trị, trong đó có anh Thắng.

Sau đó, mỗi khi cảm thấy khó thở, anh Thắng đều cố gắng ngồi dậy, đứng lên, vẫy tay và hít thở để lấy oxy. Dù không có cảm giác thèm ăn, mũi, miệng không cảm nhận được mùi vị của đồ ăn nhưng anh vẫn nghe theo lời dặn dò của bác sĩ, cố gắng ăn.

Một ngày nằm viện rất dài, anh bắt đầu chia nhỏ thời gian bằng cách gọi điện cho người thân, xem hài. Anh tự khiến mình bận rộn bằng những suy nghĩ tích cực, đọc sách qua mạng hoặc lên nhiều kế hoạch và hứa sẽ thực hiện sau ngày xuất viện.

Nhiều ngày sau đó, các triệu chứng của anh Thắng giảm dần. Anh bắt đầu cảm thấy ăn ngon miệng hơn dù chưa cảm nhận được mùi hương. Để tìm lại hứu giác, mỗi ngày anh đều đưa chai dầu gió vào mũi để ngửi. Cuối cùng, anh Thắng cũng có thể cảm nhận được mùi hương dù chỉ ngửi ở khoảng cách gần.

Ngày 4/5, anh được xuất viện về nhà tự cách ly 14 ngày sau khi đã 3 lần âm tính với SARS-CoV-2.

Sau khi trải qua những ngày nằm viện, anh Thắng nhận thấy căn bệnh này không quá nguy hiểm với người trẻ nhưng với người già vấn đề rất nghiêm trọng.

Anh cũng khuyến cáo mọi người nên tuân thủ đúng các quy tắc phòng dịch, đừng để bản thân bị nhiễm bệnh. Nếu có nhiễm bệnh cũng đừng quá hoang mang mà hãy giữ vững tinh thần, niềm tin vào đội ngũ y bác sĩ; ăn uống điều độ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C, giữ ấm cơ thể, phơi nắng mỗi ngày... để đủ sức khỏe chống lại bệnh tật.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link