Không ăn đồ ngọt, người phụ nữ 40 tuổi nguy kịch vì tiểu đường, BS nói 9 thói quen xấu gây ra bệnh

( PHUNUTODAY ) - Ai cũng nghĩ rằng chỉ ăn nhiều đồ ngọt mới có thể gây ra bệnh tiểu đường, tuy nhiên thực tế, nguyên nhân gây ra tiểu đường còn đến từ những thói quen khác.

Tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể dẫn tới nhiều biến chứng, đe dọa tính mạng con người. Nếu không phát hiện điều trị sớm, ăn uống kiêng khem và có chế độ sinh hoạt riêng, người bệnh có thể thiệt mạng bất cứ lúc nào.

Ăn quá nhiều đồ ngọt dẫn tới tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của căn bệnh này. Thế nhưng thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường mà bạn không hề nghĩ tới.

Ví dụ như người phụ nữ 40 tuổi ở Trung Quốc, cô rất ít khi ăn đồ ngọt. Nhưng thời gian gần đây cô bỗng cảm thấy tinh thần càng ngày càng sa sút, luôn chóng mặt, dễ mệt mỏi, người gầy yếu, có tháng cô sút cân.

4

Mọi người đã khuyên cô nên đi khám, nhưng vì chủ quan nên cô cứ nấn ná mãi không đi. Cho tới khi bị ngất xỉu tại nhà, được người thân đưa tới bệnh viện thì bác sĩ chấn đoán cô bị tiểu đường.

Khi nghe kết quả, cô cực kỳ ngạc nhiên, vì bàn thân gần như hiếm khi ăn đồ ngọt. Bác sĩ điều trị cho cô giải thích, thực ra, có một số thói quen xấu cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường.

Bỏ bữa sáng

Việc bỏ bữa ăn sáng 4 - 5 ngày mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 55%. Nếu so sánh, việc không dùng bữa ăn tối sẽ tốt hơn nhiều so với bữa ăn sáng.Những người bị bệnh đái tháo đường thích ăn sáng nặng và ăn tối nhẹ thường sẽ có lượng đường huyết trong máu giảm xuống 20% so với những người ăn sáng nhẹ và ăn tối nhiều. Việc bỏ bữa ăn sáng sẽ dễ khiến bạn có xu hướng ăn nhiều thực phẩm có lượng đường cao hơn để giúp cơ thể vượt qua cơn đói nhanh chóng.

Uống không đủ nước

Việc uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp làm giảm nguy cơ bị đường huyết cao mà còn giúp hỗ trợ hoạt động cảu chức năng gan, thận để đào thải các chất độc tố ra ngoài cơ thể. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp làm giảm đến 21% nguy cơ tăng huyết áp. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ khiến cho các cơ quan không thể hoạt động bình thường.

Những người thừa cân và thiếu năng lượng thường sẽ ít được cung cấp nước hơn. Điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường và sẽ càng tệ hơn nếu bạn thích uống nhiều đường bởi nó sẽ làm tăng lượng calo xấu trong cơ thể.

Ngồi lâu, ít vận động

Nếu bạn chỉ dành khoảng 20 phút để tập thể dục vào mỗi buổi sáng và dành phần lớn thời gian còn lại trong ngày để ngồi ì trên bàn làm việc hoặc thường xuyên dán mắt vào màn hình thiết bị thông minh sẽ dễ gây hại đến sức khỏe của bạn. Việc thường xuyên ngồi mỗi giờ và ít vận động có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 3,4%.

5

Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh

Đây là những đồ ăn tiện lợi nhưng chúng có thể nhanh chóng bị phân hủy thành những loại đường đơn giản không tốt cho sức khỏe, ngoài ra nó còn khiến cho đường huyết tăng cao.

Ăn ít rau

Ăn nhiểu rau trong mỗi bữa ăn hàng ngày sẽ giúp làm chậm sự hấp thụ đường vào máu và giảm sự sản sinh insulin của tuyến tụy.

Thức uống giàu calorie

Nước ép trái cây có đường, trà có đường và nước ngọt... thường chứa hàm lượng calorie cao tương đương với soda. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy những người uống một thứ nước ngọt có đường tăng 25% nguy cơ bị tiểu đường.

Uống rượu và hút thuốc lá

Tiêu thụ nhiều rượu sẽ dẫn tới sự biến động mạnh mẽ lượng đường trong máu. Hàm lượng carbohydrate trong bia rượu có chứa calo làm cho việc giảm cân trở nên khó khăn hơn và dễ mắc hội chứng chuyển hóa.

Còn về thói quen hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu tới cơ và tăng mức độ căng thẳng, từ đó tăng nguy cơ kháng insulin. Không chỉ vậy, nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng nồng độ hemoglobin A1C trong máu - đây là 1 chỉ số xét nghiệm máu giúp nhận biết mức đường huyết trung bình trong khoảng 2-3 tháng. Nếu chỉ số quá cao, có nghĩa là lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt.

Ăn khuya

Thói quen ăn khuya có thể làm tăng đường huyết và làm gián đoạn bài tiết insulin, gây nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2.

Ăn “tốt” nhưng chưa lành mạnh

Có thể mọi người thường sử dụng nhiều thực phẩm giàu hương vị, giàu protein như thịt, cá, tinh bột,... Tuy nhiên, nó dẫn đến thừa cholesterol và nhiều dầu mỡ. Việc này sẽ khiến đường huyết phải chịu áp lực lớn, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và có thể làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gia tăng.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link