3 biểu hiện đặc trưng khi đi ngủ của người gan kém, hi vọng bạn không có cái nào

07:00, Thứ ba 17/08/2021

( PHUNUTODAY ) - Nếu gan khỏe, chức năng gan tốt, giấc ngủ của bạn sẽ ngon và sâu. Ngược lại, nếu gan kém, bạn sẽ thường khó ngủ, trằn trọc.

Gan là cơ quan đặc biệt quan trọng của cơ thể. Gan có trách nhiệm lọc thải độc tố, trao đổi chất. Khi gan khỏe, cơ thể sẽ khỏe mạnh, ăn ngon ngủ yên. Ngược lại nếu gan yếu, chất độc tồn dư trong cơ thể sẽ khiến sức khỏe suy giảm rõ rệt.

Bởi vậy, việc chăm sóc sức khỏe lá gan là rất quan trọng. Nếu không duy trì gan khỏe mạnh, bạn sẽ đối mặt với 3 vấn đề xuất hiện khi ngủ dưới đây.

1

Trằn trọc, khó ngủ suốt đêm

Người có lá gan khỏe mạnh thì cơ thể sẽ có sức đề kháng tốt hơn, từ đó chẳng lo ốm vặt hay mất ngủ. Ngược lại, những người có lá gan xấu thường bị trằn trọc, mất ngủ vào ban đêm.

Lúc này, do gan bị ảnh hưởng bởi sự mất cân bằng nội tiết tố, từ đó dễ gây rối loạn chức năng gan, khó chìm sâu vào giấc ngủ. Để cải thiện tình trạng gan của mình thì bạn nên chú ý sinh hoạt lành mạnh, đi ngủ đúng giờ cũng sẽ giúp cơ thể tránh bị trằn trọc, khó ngủ về đêm.

Tỉnh giấc từ 1 - 3 giờ sáng

Việc thường xuyên thức giấc vào giữa đêm, đặc biệt trong khoảng từ 1 - 3 giờ sáng cũng đồng thời cho thấy chức năng gan của bạn đang hoạt động không bình thường. Do đây là lúc gan bắt đầu nghỉ ngơi và phục hồi nên trong khoảng thời gian này sẽ cần ngủ sâu.

Nếu bạn không thức giấc trong khung giờ này thì đừng lo vì gan của bạn vẫn hoạt động bình thường.

Nghiến răng, nói mơ khi ngủ

Nhiều người có hiện tượng nghiến răng nói chuyện khi ngủ và đây cũng là biểu hiện cảnh báo gan đang hoạt động bất ổn. Trong khi đang chìm sâu vào giấc ngủ, bạn rất khó ý thức được mình có những phản ứng nào.

Nếu máu lưu thông kém trong cơ thể thì tinh thần bạn sẽ bất ổn, từ đó sinh ra mộng mị, ngủ nghiến răng.

3

Vậy, chúng ta nên làm gì để gan khỏe mạnh?

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Nếu bạn béo phì hoặc thậm chí thừa cân, bạn có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ, có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), một trong những dạng bệnh gan phát triển nhanh nhất. Giảm cân có thể đóng một phần quan trọng trong việc giúp giảm mỡ gan.

Hạn chế uống rượu, bia

Tiêu thụ quá nhiều rượu có thể gây tổn hại cho các tế bào gan. Theo thời gian, tổn thương gan gây tích tụ mỡ trong gan, viêm gan hoặc xơ gan. Ngoài ra, cần hạn chế ăn thực phẩm có chất kích thích cao như: đồ nóng, chiên, xào, nhiều gia vị,… Bởi chúng là nguyên nhân làm suy yếu và gây nên những bệnh lý ở gan như: ung thư, viêm gan, xơ gan…

Kiểm soát thuốc uống

Hầu hết các loại thuốc được phân hủy trong gan sau khi được chuyển hóa bởi hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu sử dụng thuốc không đúng cách như: uống quá liều, dùng thuốc sai hoặc kết hợp các loại khác nhau có thể gây hại cho gan. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để chắc chắn thuốc bạn đang dùng không gây hại cho gan.

Tập thể dục thường xuyên và uống đủ nước

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể đốt chất béo, giúp giảm mỡ gan. Theo các chuyên gia, tập aerobic (đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội) và tập tạ có thể cải thiện chức năng gan, giúp tăng cường cơ tim, lưu lượng máu được cải thiện, tim dễ dàng chuyển máu đến gan.

Chế độ ăn uống cân bằng

Để tăng cường sức khỏe cho gan, bạn cần ăn nhiều thực phẩm có chứa các loại vitamin như A, B, C, E. Các loại vitamin này đóng vai trò như một chất chống ôxy hóa, loại trừ các chất tự do, giúp làm sạch gan, ngăn ngừa bệnh gan.

Vitamin B thúc đẩy quá trình hoạt động của gan, vitamin B12 giúp gan chuyển hóa chất béo cũng như cải thiện các chức năng gan.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên tránh ăn chất béo bão hòa và Carbohydrate tinh chế (ví dụ như bánh mì trắng, gạo trắng và mì ống). Hãy bổ sung thêm nhiều chất xơ, bánh mì nguyên hạt, gạo và ngũ cốc.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo