Thanh niên 22 tuổi đã bị suy thận giai đoạn cuối: Cảnh báo 4 thói quen khiến bệnh tật đầy người

( PHUNUTODAY ) - Những thói quen tưởng vô hại này có thể tàn phá sức khỏe của bạn một cách nghiêm trọng.

Trang Sohu của Trung Quốc đưa tin, chàng trai Xiao Chen (22 tuổi, sống tại Lâm Nghi, Sơn Đông, Trung Quốc) đang là sinh viên năm cuối đại học. Mới đây, thanh niên này được bác sĩ chẩn đoán suy thận và phải chạy thận để duy trì sự sống cả đời. Tin này khiến bố mẹ Xiao Chen vô cùng đau đớn.

Được biết Xiao Chen sống xa gia đình. Anh chàng ngày nào cũng đến quán Internet và chơi game thâu đêm. Ngoài ra, nam thanh niên này còn thích nước ngọt có gas, thậm chí còn uống thay nước lọc.

Trong một lần ngồi ở quán Internet, Xiao Chen bỗng cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau thắt vùng ngực, vừng thắt lưng. Sau đó, chủ quán Internet đã gọi xe cấp cứu đưa thanh niên này đến bệnh viện.

Tại một bệnh viện ở thành phố Lâm Nghi, bác sĩ phát hiện lượng axit uric trong máu của Xiao Chen cao tới 860 mol/L. Kiểm tra kỹ hơn, bác sĩ phát hiện có dấu hiệu tổn thương thận ở mức nghiêm trọng và đưa ra chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận cả đời.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thường xuyên thức khuya

Thức khuya là một trong những thói quen làm tăng rất nguy cơ bị rối loạn chuyển hoá purin và sản sinh ồ ạt axit uric. Khi nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao (vượt ngưỡng bình thường là 420 μmol/L) là dấu hiệu cảnh báo thận có vấn đề.

Thận có nhiệm vụ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm, axit uric không được đào thải ra khỏi cơ thể và bị lắng đọng trong xoang thận gây sỏi thận, giãn thận, viêm thận...

Uống nhiều nước ngọt

Nước ngọt chứa một lượng lớn đường fructose. Lượng đường này đi vào cơ thể sẽ cản trở quá trình chuyển hóa và phân hủy purin từ đó khiến axit uric tích tụ nhiều hơn trong cơ thể từ đó dẫn đến suy giảm chức năng của thận.

Ngoài ra còn hai thói quen khác cũng làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Ăn nhiều muối

Muối có thể ảnh hưởng đến thận theo nhiều cách. Nó làm giảm khả năng giữ nước, gây suy yếu các mạch máu trong thận. Duy trì thói quen ăn mặn trong thời gian dài có thể dẫn tới suy thận. Không những thế, lượng muối quá lớn đi vào cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, cao huyết áp, loãng xương...

Uống ít nước

Việc uống quá ít nước sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Cung cấp đủ lượng nước giúp thận loại bỏ natri và độc tố trong cơ thể.

Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp chúng ta tránh khỏi bệnh sỏi thận. Một người trưởng thành khỏe mạnh nên uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link