Thấy đau ở những vị trí này trên cơ thể báo động sức khỏe gặp vấn đề nghiêm trọng, có 1 cũng cẩn trọng

( PHUNUTODAY ) - Các vị trí cơn đau có thể báo hiệu nhiều bệnh khác nhau nên sẽ dễ gây ra nhầm lần khi chẩn đoán. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kì biểu hiện đau đớn nào trên cơ thể thì nên đi khám ngay.

Đau ở vùng chậu – vấn đề ở bàng quang

Bàng quang nằm ở khung xương chậu ở người lớn và phần dưới của bụng ở thanh thiếu niên. Đau bàng quang có thể phát sinh vì một số lý do bao gồm nhiễm trùng viêm nhiễm và không nhiễm trùng (viêm bàng quang), sưng tấy (cystocele), sỏi bàng quang và khối u.

Đau xuất phát từ bàng quang thường được mô tả như là một cơn đau sâu dưới rốn, ngay phía trên hoặc ở đường giữa bụng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, đau bàng quang có thể lan ra bộ phận sinh dục ngoài, như dương vật (đàn ông) và âm hộ (phụ nữ), sang hai bên của bụng (sườn) và thậm chí kéo dài tới lưng.

Đau tức ngực và khó thở đột ngột

6-dau-hieu-dau-don-tren-co-the-nhat-dinh-phai-di-kham-neu-khong-se-mat-mang

Có thể do thuyên tắc phổi (pulmonary embolus). Cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục hay khi đang nghỉ ngơi có thể do vận động quá mức hay do lo âu căng thẳng. Tuy nhiên khó thở đột ngột còn do cục máu đông di chuyển lên phổi gây tắc nghẽn động mạch phổi. Bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Một nguyên nhân khác là cơn đau ngực do nhồi máu cơ tim hoặc suy tim cấp. Cả hai tình huống trên đều khiến bệnh nhân thở gấp, khó chịu hoặc cảm thấy thiếu không khí. Cần khẩn trương đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.

Đau đầu dữ dội

Đa số trường hợp là triệu chứng của chứng nhức nửa đầu (migraine). Chỉ cần dùng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi là sẽ đỡ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, nhức đầu có thể là dấu hiệu của khối u hay xuất huyết não. Cần đặc biệt chú ý khi đau nhiều, đột ngột và kéo dài ở một nửa bên đầu có kèm theo buồn nôn, ói mửa, chảy nước mắt. Đau đầu dữ dội cũng có thể do xuất huyết não. Những trường hợp này phải đến bệnh viện gấp.

Đau mỏi vai gáy- thoát vị đĩa đệm

Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, hẹp ống sống, u đỉnh phổi, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ có thể là nguyên nhân gây đau vai gáy dai dẳng, lâu ngày không khỏi. Những trường hợp này cần được theo dõi thường xuyên vì có thể xảy ra nguy cơ phẫu thuật. Người bệnh nên đi khám sớm khi có các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm như sau đây: tê đau lan xuống tay, teo cơ, yếu tay…

Đau ở bàn tay trái – vấn đề ở tim

Đau tim có thể nằm ở bên trái ngực, như mong đợi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cảm thấy đau ở bên trong của bàn tay trái hoặc ở phần giữa trên của lưng.

Đau ở vai hoặc cổ – vấn đề ở gan và túi mật

Các vấn đề với gan hoặc túi mật có thể gây đau ở vai hoặc cổ và người bệnh thường đổ lỗi cho việc này là do thiếu tập thể dục hoặc dành quá nhiều thời gian trên máy tính. Chính vì vậy, cơn đau do các bộ phận này gây ra rất khó xác định. Bạn cần lắng nghe cơ thể của mình và nếu cơn đau không biến mất, hãy đi kiểm tra xem sao.

Tai đau và mắt nhìn một thành hai (song thị)

Có thể do viêm tai giữa.

Bệnh có thể trở nặng đột ngột, do đó cần đi khám ngay nếu không bớt đau và/hoặc có thêm chóng mặt, lảo đảo, nhức đầu, ói mửa, song thị, lơ mơ, cổ cứng, sưng vùng sau tai, sốt cao, liệt mặt.

Đau ở lưng dưới, bụng – vấn đề ở thận

Khi thận không khỏe mạnh, bạn có thể thấy cơn đau xuất hiện ở toàn bộ dưới lưng, bụng, hông, và xương chậu. Những cơn đau ở lưng có thể nhầm lẫn với đau lưng thông thường nhưng cũng có một vài sự khác biệt.

Sỏi thận có thể không đau nếu còn nhỏ, khi to hơn, chúng có thể bị chèn ép trong khung chậu thận hoặc niệu quản khi cơ thể cố đẩy chúng ra ngoài, điều này có thể gây ra đau đớn.

Nếu cơn đau không biến mất, giải pháp cần thiết nhất là hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra xem nó ra sao.

Đau lưng – vấn đề ở dạ dày và tá tràng

Thông thường, cơn đau liên quan đến dạ dày và tá tràng tương đối dễ xác định, đó thường biểu hiện là những cơn đau lưng. Tuy nhiên, khoảng 50% số người bị viêm tụy cấp cũng có biểu hiện đau lưng.

Đau gần rốn – vấn đề ở ruột non

Đau nhức ở vùng bụng gần rốn có thể là do các vấn đề ở ruột non gây ra. Ruột non bị rối loạn – ví dụ điển hình là bệnh Crohn thường gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột, đặc biệt là ruột non.

Hơn nữa, loại bệnh viêm ruột này còn tạo nên những cơn đau nhói ở rốn sau khi ăn 20-30 phút. Các triệu chứng khác của bệnh Crohn bao gồm tiêu chảy, chóng mặt và sụt cân.

Những biến chứng của bệnh Crohn bao gồm suy dinh dưỡng, loét và tắc ruột. Vì vậy, nếu có triệu chứng đau này, bạn cần đi khám ngay.

Đau phía bên phải bụng – vấn đề ở ruột thừa và đại tràng

Viêm ruột thừa và các rắc rối với đại tràng dễ dàng xác định được vì nó thường biểu hiện là các cơn đau nằm ở phía bên phải của bụng giữa và bụng dưới. Viêm ruột thừa là một vấn đề nguy hiểm đến tính mạng và nếu bạn đau ở đó, hãy đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt.

Đau ở khung chậu phía dưới – vấn đề ở buồng trứng

Buồng trứng là hai tuyến nhỏ nằm ở hai bên của khung chậu phía dưới. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong sinh sản, chu kì kinh nguyệt, và sự phát triển của các đặc tính tình dục ở phụ nữ.

Mỗi tháng, một nang trứng sẽ trưởng thành thành một quả trứng, được giải phóng khỏi buồng trứng trong một quá trình được gọi là rụng trứng. Đối với hầu hết phụ nữ, điều này xảy ra thường xuyên từ tuổi dậy thì đến mãn kinh.

Có nhiều nguyên nhân gây đau buồng trứng, phổ biến nhất là: Rụng trứng, viêm vùng chậu, xoắn buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…

Các vị trí cơn đau có thể báo hiệu nhiều bệnh khác nhau nên sẽ dễ gây ra nhầm lần khi chẩn đoán. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kì biểu hiện đau đớn nào như trên thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Đau ở cổ và vai – vấn đề ở phổi và cơ hoành

Nếu bạn có bị đau đớn liên tục ở cổ và vai, đã đến lúc đi khám bác sĩ để kiểm tra phổi và cơ hoành của bạn. Cơn đau này có thể là kết quả của các vấn đề về hô hấp hoặc dây thần kinh đi từ cột sống đến cơ hoành, qua phổi.

Răng đau buốt khi ăn sô-cô-la

Có thể đã có vấn đề về răng miệng. Một trong những triệu chứng đầu tiên của sâu răng là nhạy cảm với thức ăn ngọt. Dấu hiệu đầu tiên khác là răng đổi màu và có mùi hôi. Kỹ thuật laser có thể phát hiện sớm các ổ răng sâu và tiêu diệt các vi khuẩn trước chúng gây ra sâu răng.

Tiểu đau

Rặn tiểu là cả một cực hình và nước tiểu có màu rỉ sắt. Đau hạ vị và có máu trong nước tiểu là hai triệu chứng của ung thư bàng quang. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ gây bệnh cao nhất. Nếu được phát hiện sớm, bệnh có 90% triển vọng được chữa khỏi. Viêm bàng quang cũng gây ra các triệu chứng như trên.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link