Trong văn hóa dân gian cây khế gắn liền với sự tích của Việt Nam về việc ăn khế trả vàng. Thế nên trong tiềm thức người Việt, cây khế tượng trưng cho sự hiền lành thật thà trung hậu. Cây khế thể hiện cho người đức độ, hậu vận tươi tốt nhờ ăn ở phúc đức. Cây khế sai hoa sai quả, lá lại ít rụng nên tượng trưng cho con cháu đầy đàn, tài lộc tốt tươi, gia đình sum vầy. Sau này trong âm nhạc cây khế gắn liền với hình ảnh quê hương.
Thời xa xưa cây khế tự mọc không cần chăm vẫn tự cho quả ăn. Thế nên khế như quê hương tự nuôi lớn chúng ta một cách âm thầm, mang lại sự mát lành, cho bóng mát, cho quả mà không đòi hỏi chăm bón cầu kỳ.
Bây giờ cây khế được chọn làm cây cảnh phong thủy trồng trong nhà. Nhiều người tạo dáng bonsai cho cây khế có giá vài trăm triệu.
Thế nhưng thấy phong thủy nhắc nhở điều này địa kỵ khi trồng khế:
Cây khế thuộc dạng cây thân gỗ có thể phát triển rất to. Cây cao có thể cao hơn cả 2 tầng nhà. Cành khế có thể vươn rộng vài mét. Do đó khi trồng cây khế theo quan niệm phong thủy thì phải để ý tới vị trí trồng cho hợp phong thủy. Tránh trồng cây khế to ở phía trước cửa nhà, chắn lối đi. Trồng ở giữa cửa hoặc lối ra vào thì khi cây tốt sẽ làm chắn sáng, cản lưu thông khí, chắn lối thần tài hoặc cây xòa lên tòa nhà làm âm u thiếu dương khí, chặn đường tài lộc.
Cây to ở gần cửa, giữa lối đi cũng làm khó đi lại, cưa đi thì phí mà không cưa thì ảnh hưởng. Do đó nếu bạn trồng chậu thì có thể dễ di chuyển còn nếu trồng xuống đất cần chú ý vị trí tránh vị trí chắn trước cửa. Khi cây cao nên tỉa, cưa cành cho cây bớt sum suê, tránh làm tối khu minh đường trước nhà. Cây khế lớn như này nên trồng về phía sau nhà. Cây trồng trước nhà nên trồng chậu cây vừa phải.
Cây khế cũng nên trồng bên trái thay vì phía bên phải nếu là cây khế cao. Bởi so với cây khác mà cây khế cao hơn thì nên đặt bên trái để hợp quy luật Tả thanh long, hữu bạch hổ, tức là bên trái phải cao hơn bên phải. Nếu ngược lại sẽ làm mất thế cân bằng phong thủy, gia đình lục đục, vợ chồng con cái bất hòa, lấn át nhau, không hạnh phúc.
Nên trồng cây khế thế nào?
Cây khế nhỏ hoặc bonsai thì nên trồng phía trước nhà. Cây khế muốn trồng để cao lớn tự do thì nên trồng sau nhà để sau này cây to thành cây cổ thụ thì rất nhiều tài lộc và đáng giá.
Cây khế nên trồng nơi có ánh sáng và nhớ đủ nước: Nếu là cây khế trồng chậu bạn nên tưới nước hàng tuần. Còn trồng đất khi cây trưởng thành thì có thể không cần tưới trừ mùa hè quá nóng. Cây khế cần ánh sáng nên trồng cây ở nơi có sáng. Cây khê không phù hợp trồng trong nhà, mà nên trồng phía trước cửa hoặc sau nhà, ngoài sân vườn.
Quét vôi quanh gốc: Cây khế có thể bị sâu bệnh do đó nên quét vôi năm 2 lần quanh gốc cây, vào giữa năm và cuối năm. Quét vôi giúp gốc cây khế để đảm bảo cây không bị sâu, phát triển tốt, giúp cây ra hoa, ra quả tốt hơn. Cây khế càng sai quả càng nhiều tài lộc.
Cây khế thích hợp với mệnh nào, tuổi gì?
Khi trồng cây phong thủy thì nhiều người quan tâm tới tuổi và mệnh. Theo đó cây khế thân màu nâu lá xanh, khi quả chín có màu vàng tươi nên cây khế hợp với người mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Do đó hai người thuộc mệnh này khi trồng khế rất được hỗ trợ may mắn và tài lộc nhất. Tuy nhiên cây khế là biểu tượng của quê hương và tính trung thực nhân hậu nên những người mệnh khác cũng có thể trồng cây khế mà không sợ bị xung khắc.
Trồng khế chua hay khế ngọt thì tài lộc vượng hơn?
Ý nghĩa phong thủy của cây khế không phụ thuộc vào vị chua chát ngọt của cây nên bạn trồng khế chua hay khế ngọt đều được. Tuy nhiên chọn chua hay ngọt còn do sở thích. Cây khế chua thì dùng trong nấu ăn và dùng làm thuốc nhiều hơn. Cây khế ngọt cho quả ăn ngon ngọt hơn. Cây khế ngọt lá dày và quả múi to hơn. Cây khế chua quả nhỏ, lá mỏng hơn. Nên tùy theo sở thích thẩm mỹ mà bạn có thể chọn khế chua hay ngọt.
Khi trồng khế chỉ tránh nhất là dáng cây kích thước cây và vị trí trồng. Còn các yếu tố khác không quá khắt khe về phong thủy.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm