Điều kiện xác định tham gia BHYT 5 năm liên tục
Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đủ 5 năm liên tục, gián đoạn không quá 3 tháng theo quy định thì trên thẻ BHYT sẽ xác định thời gian đủ 5 năm liên tục.
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 1313/QĐ-BHXH người tham gia BHYT 5 năm liên tục là người có dòng chữ "Thời điểm đủ 5 năm liên tục: Từ ngày ..../..../….." được in phía cuối Thẻ BHYT. Thông tin này giúp người tham gia BHYT và cơ sở y tế xác định được thời gian đóng BHYT.
Điều kiện để người bệnh hưởng BHYT 5 năm liên tục
- Có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên;Có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tương ứng với 8.940.000 đồng).
- Số tiền cùng chi trả/chi phí đồng chi trả là khoản tiền mà người bệnh có bảo hiểm y tế phải cùng chi trả với cơ quan bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ % được hưởng của loại thẻ bảo hiểm y tế. Ví dụ: Thẻ bảo hiểm y tế có mức hưởng 80% thì người bệnh phải đồng chi trả 20% trong tổng chi phí thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.
- Đi khám chữa bệnh đúng tuyến.
Quyền lợi khi tham gia BHYT 5 năm liên tục
Người tham gia Bảo hiểm xã hội sẽ được được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Đối với người tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng thêm các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN), chế độ thai sản. Khi tham gia BHXH 5 năm liên tục lợi ích của người lao động lớn hơn rất nhiều.
Khi tham gia BHXH 5 năm liên tục người lao động không muốn tiếp tục tham gia BHXH nữa và muốn hưởng BHXH một lần thì mức hưởng của họ được tính như sau:
Mức hưởng BHXH 1 lần = (1.5* Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước 2014) + (2* Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ 2014)
Trong đó:
-
Mbqtl là mức lương bình quân tháng đóng BHXH
-
1,5 và 2 lần lượt là hệ số tính cho các năm đóng BHXH trước năm 2014 và từ năm 2014.
Tuy nhiên, nếu người lao động chưa đóng đủ 1 năm thì mức hưởng BHXH 1 lần bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương đóng BHXH.
Lợi ích khi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người lao động tham gia BHXH đủ 5 năm liên tục không may bị mất việc dễ dàng được hưởng BHTN hơn và được hưởng lợi ích từ BHTN cao hơn.
Dễ dàng đáp ứng được 2 điều kiện trong các điều kiện hưởng BHTN:
-
Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp người lao động ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn/xác định thời hạn.
-
Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Có thời gian hưởng mức hưởng BHTN nhiều hơn
Căn cứ theo quy định tại Điều 50, Luật Việc làm 2013 thì thời gian hưởng BHTN được quy định như sau:
-
Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.
-
Thời gian hưởng BHTN tối đa không quá 12 tháng.
Như vậy so với những người tham gia BHXH bắt buộc dưới 36 tháng thì người lao động tham gia BHXH 5 năm liên tục sẽ có ít nhất thêm 2 tháng hưởng BHTN nữa.
Mức hưởng BHTN của người lao động được tính như sau:
Mức hưởng hàng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng BHTN trước khi thất nghiệp x 60%
Lưu ý:
-
Hàng tháng mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
-
Hàng tháng mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Như vậy, người lao động đóng bảo hiểm xã hội đủ 5 năm liên tục đã có lợi thế hơn rất nhiều so với người lao tham gia BHXH trong thời gian ngắn hoặc bị ngắt quãng.
Tham gia đóng bảo hiểm xã hội đủ 5 năm liên tục cũng có nghĩa người lao động (thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc) tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục. Khi này, việc khám chữa bệnh sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn, mức hưởng BHYT tăng. Người lao động giảm đi gánh nặng về chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khám BHYT.