Càn Long được xem là vị vua có nhiều cái nhất bậc nhất lịch sử Trung Hoa và cũng là người ăn chơi khét tiếng có 1-0-2. Tên đầy đủ của ông là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch (1711-1799), thọ 88 tuổi. Năm 1736, Ái Tân Giác La Hoằng Lịch lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Càn Long. Vốn có biệt tài quân sự, mưu lược như thần, Càn Long đã giúp Trung Hoa mở mang bờ cõi lên tới 14 triệu km2. Ông thường xuyên viễn chinh để thu nạp thêm phi tần và quan lại.
Thú ăn chơi "có một không hai" nổi danh trong cổ sử Trung Hoa
Xét về độ ăn chơi, Càn Long khó có đối thủ trong lịch sử Trung Quốc. Không chỉ thường xuyên tổ chức đại tiệc trong hoàng cung, ông cũng ra ngoài Tử Cấm Thành tìm thú vui. Năm ông mừng thọ 60 tuổi, Càn Long gọi quan lại và sứ thần nước ngoài tới tổ chức đại yến tiệc. Toàn bộ cung thành đều treo đèn kết hoa, bên đường tổ chức ca hát ngày đêm. Năm Càn Long 80 tuổi, ông tổ chức yến tiệc cho hơn 6.000 người và ngốn tới 10 triệu lạng bạc.
Điều làm nên “danh tiếng” của vua Càn Long chính là nhu cầu “tình cảm” rất lớn khi ông có tới hơn 40 phi tần. Mỗi buổi tối sau khi dùng bữa xong, vua Càn Long sẽ quyết định phi tần nào hầu hạ mình. Ông chọn người đẹp ngủ cùng bằng cách…rút thẻ bài. Tên tuổi của những mỹ nhân được viết trên tấm thẻ gọi là thiện bài này.
Sau đó, thái giám cầm thẻ bài ứng với tên mỹ nữ rồi yêu cầu họ tắm rửa sạch sẽ. Tiếp đó, thái giám quấn chăn quanh người mỹ nữ hoặc một cái áo rộng để vác phi tần vào cung vua. Thông thường, mỹ nữ phải chui vào chăn từ phía chân hoàng để với ý nghĩa “được vua ban phước”.
Dù vua Càn Long có rất nhiều mỹ nữ và nổi tiếng đa tình nhưng ông rất biết cách sắp xếp hậu cung. Do vậy, dù số lượng phi tần rất đông đảo nhưng không bao giờ có chuyện tranh giành để nhận được sự sủng ái của vua như các triều đại khác.
Vua Càn Long cũng có chế độ sinh hoạt rất điều độ với “4 điều đừng”, bao gồm “ăn đừng nói, nằm đừng nói, uống đừng say, sắc đừng đắm”. Ông thường dậy sớm từ 5 giờ sáng để tập thể dục, tập hít thở và trong bữa ăn thường chọn đậu phụ làm món chính.
Càn Long thoái vị truyền ngôi cho Thái tử không phải do vấn đề sức khỏe mà bởi ông không muốn vượt quá số năm trị vì của Hoàng đế Khang Hy - người mà Càn Long vô cùng kính trọng. Lúc bấy giờ, triều Thanh tồn tại cùng lúc Hai vị hoàng đế. Do đó, nếu nói Càn Long là vị Hoàng đế cai trị lâu nhất quả thực cũng không sai, vì thực chất Gia Khánh Đế vốn không nổi trội như cha mình. Thậm chí, việc dung túng cho tham quan Hòa Thân được cho là dụng ý của Càn Long, nhằm tạo điều kiện cho con trai có cớ dẹp loạn và củng cố được uy quyền lẫn thanh danh sau khi tiếp ngôi.