Thực đơn tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối, giúp bé tăng sức đề kháng khi chào đời

( PHUNUTODAY ) - Trong 3 tháng cuối thai kỳ chính là giai đoạn cực kỳ quan trọng để em bé tăng trưởng chiều cao, cân nặng, sức đề kháng. Vì vậy, mẹ cần có một thực đơn đầy đủ dưỡng chất.

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7

Khi mẹ bầu bước sang tháng thứ 7 là thời gian mà cơ thể mẹ bầu cần nhiều sắt nhất. Mẹ có thể bổ sung chất sắt này từ các nguồn thực phẩm như: thịt nạc, rau quả, trái cây, gan động vật, các loại đậu...

Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung thêm chất canxi, phốt pho, i-ốt và kẽm. Các thực phẩm giàu các chất này gồm: rong biển, táo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, xương đầu động vật,... giúp em bé phát triển toàn diện. Mẹ bầu cần tránh ăn đồ ăn chiên, nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng.

Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 8

Trong giai đoạn tháng 8 mệ bầu cần bổ sung các nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong thời gian này các thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích ăn trong tháng thứ 8 của thai kỳ gồm: gạo, các loại ngũ cốc, trứng, các loại thịt, cá, gan động vật tốt cho sức khỏe.

Thực đơn dành cho mẹ bầu trong vòng 3 tháng cuối

Thực đơn dành cho mẹ bầu trong vòng 3 tháng cuối

Mẹ bầu nên tránh ăn đậu nành, khoai hồng để không bị chướng bụng. Cũng không nên quá lạm dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như dầu cá, vitamin tổng hợp, nhân sâm...

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 9

Bước sáng tháng thứ 9 đây là tháng cuối của thai kỳ chuẩn bị đón bé chào đời. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn bé hoàn thiện mọi cơ quan chức năng trong cơ thể mình, là giai đoạn bé phát triển nhanh đến chóng mặt.

Thực đơn dành cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Thực đơn dành cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Mẹ nên bầu chia nhỏ các bữa ăn thành 5 - 6 bữa thay vì 3 bữa chính. Không nên bỏ bữa hay nhịn ăn lâu. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời giúp quá trình “sản xuất” sữa cho con bú sau khi sinh thuận lợi hơn.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link