Caffeine
Khi mang thai, phụ nữ không được uống cà phê. Nếu bạn đã chờ đợi chín tháng để nhâm nhi một tách cà phê, hãy đợi thêm một vài tháng để thưởng thức caffeine sau khi cho con bú xong.
Măng tây
Măng tây được nhiều mẹ yêu thích bởi độ giòn, tươi, ngon. Hơn nữa, với đặc tính giải độc, nhiều vitamin nên thực phẩm này có mặt trong bữa ăn của rất nhiều gia đình.
Tuy nhiên, mùi hôi của măng tây có thể khiến sữa mẹ có mùi, hôi tanh khó chịu khiến bé bỏ bú. Nhưng chỉ mẹ ăn quá nhiều thì mới ảnh hưởng chất lượng sữa. Do đó, các mẹ không nên ăn thường xuyên, không ăn quá nhiều lần mỗi lần.
Trái cây có múi
Thực phẩm đầu tiên trong danh sách cần tránh cho các bà mẹ khi đang cho con bú là tất cả các loại trái cây có múi.
Các hợp chất có trong trái cây họ cam quýt có thể gây khó chịu cho trẻ sơ sinh của bạn và khiến bé quấy khóc suốt cả ngày. Trái cây có múi cũng dẫn đến hăm tã.
Bạn cần chuyển sang các nguồn thực phẩm giàu Vitamin C khác như đu đủ và xoài.
Thực phẩm chứa ga
Tốt nhất là các bà mẹ mới sinh nên tránh tất cả các loại thực phẩm chứa khí trong khi cho con bú. Bởi, thực phẩm có ga sẽ khiến bé khó chịu.
Ngoài ra,các bà mẹ cần tránh các loại rau như ớt chuông và củ cải.
Mắm tôm
Là gia vị quen thuộc trong gia đình, được nhiều mẹ yêu thích nhưng mùi nồng gây ra bởi quá trình lên men của món ăn này có thể khiến sữa mẹ bốc mùi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mắm tôm giàu chất béo tốt Omega-3, canxi và vitamin D cao và có chứa các lợi khuẩn. Do đó, đây không phải là thực phẩm gây nguy hiểm. Trong thời gian cho con bú, các mẹ vẫn có thể ăn một ít nhưng nhớ phải chọn thực phẩm có nguồn gốc an toàn, đảm bảo vệ sinh.
Tỏi
Loại gia vị này được nhiều mẹ sử dụng trong nấu ăn để khư mùi hôi tanh của cá, thịt. Nếu trong thời gian cho con bú, mẹ ăn tỏi có thể khiến bé quấy khóc, bỏ bú. Nhưng hóa ra đều có giải pháp. Nếu các mẹ thích ăn nhiều tỏi, hãy thử làm lạnh tỏi trước khi ăn hoặc ngâm trong nước lạnh để giảm mùi. Cách tốt nhất, mẹ nên không nên ăn tỏi quá 1-2 lần mỗi tuần.
Hành tím
Cũng như tỏi, hành cũng không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày. Các mẹ thường cho hành vào món ăn để tăng hương vị, kích thích sự thèm ăn. Hành giàu các chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, canxi, phốt pho và lưu huỳnh. Những lợi ích của hành tím là giúp nuôi dưỡng não bộ, ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, làm ấm cơ thể.
Tuy nhiên, hành tím nằm trong danh sách thực phẩm khiến sữa mẹ có mùi. Ngay cả khi nấu chín, mùi hành vẫn có thể còn trong sữa mẹ. Tốt nhất mẹ không nên ăn khi cho con bú hoặc chỉ nên ăn một ít.