Có phải xin phép ban quản lý khi cho thuê chung cư không?
Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng thuê nhà là sự thoả thuận của các bên (bên cho thuê và bên thuê). Trong đó:
- Bên cho thuê chung cư là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu, sử dụng hoặc có quyền cho thuê căn hộ chung cư đó.
- Bên thuê chung cư là người đi thuê, người có nhu cầu sử dụng chung cư.
Ngoài ra, theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở, chủ sở hữu nhà ở có quyền sử dụng nhà ở vào mục đích ở và mục đích khác mà luật không cấm. Do đó, khi cho thuê chung cư, người thuê và người cho thuê không phải xin phép ban quản lý chung cư mà hoàn toàn có quyền được cho thuê theo thoả thuận của các bên.
Top 3 kinh nghiệm cho thuê chung cư cần phải biết
Ngoài vấn đề có phải xin phép ban quản lý khi cho thuê chung cư không, khi cho thuê chung cư, người cho thuê sẽ quan tâm đến các vấn đề đáng chú ý sau đây:
Chung cư có được làm văn phòng không?
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014, có hai loại chung cư là loại xây dựng để ở và nhà chung cư được xây dựng để sử dụng hỗn hợp gồm để ở và kinh doanh. Đồng thời, một trong các hành vi bị cấm nêu tại khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 là sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
Với phần diện tích dùng để kinh doanh gây cháy, nổ… trong nhà chung cư đã được phê duyệt, thực hiện việc kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn… ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình khác.
Như vậy, khi chung cư được xây dựng để ở thì chỉ sử dụng với mục đích để ở. Nếu chung cư có phần để ở và phần được sử dụng để kinh doanh thì hoàn toàn có quyền được kinh doanh trên phần diện tích đó.
Do đó, chung cư vẫn được sử dụng để làm văn phòng tuy nhiên không phải mọi dạng chung cư đều có thể sử dụng để làm văn phòng mà tuỳ vào mục đích xây dựng chung cư để quyết định căn hộ đó có được làm văn phòng hay không.
Kiểm tra mọi điều khoản trước khi kí vào hợp đồng cho thuê
Trong hợp đồng sẽ có rất nhiều điều khoản, bạn cần xem kĩ và không bỏ qua bất kì điều khoản nào, đặc biệt chú trọng tới những vấn đề sau:
Để tránh trường hợp đang ở bị đòi nhà, bạn phải xác minh chính xác chủ nhà là ai, và người đó phải có CMND cùng giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ hợp pháp. Nếu là chủ nhà thứ 2, bạn cần yêu cầu trình bản hợp đồng với chủ nhà chính và tìm hiểu xem có thỏa thuận nghiêm cấm cho người khác thuê lại hay không.
Hãy nắm chắc mọi điều khoản trước khi kí vào hợp đồng cho thuê.
Về tiền thuê căn hộ: Tiền thuê sẽ đóng vào lúc nào, đóng như thế nào, thời hạn thuê là bao lâu (tốt nhất là nên cụ thể ngày tháng năm). Nếu thuê dài hạn thì có thể giảm tiền thuê nhà hay không, tiền đặt cọc là bao nhiêu và được hoàn tiền đặt cọc hay không… Bạn nên thoải thuận với chủ nhà để không đóng tiền nhà quá nhiều một lúc, mà chỉ nên đóng từng tháng một, hoặc hai, ba tháng một, tránh khi muốn chuyển đi không đòi lại được tiền. Hoặc phải có điều khoản rõ về chuyện tiền bạc trả lại khi lỡ kết thúc hợp đồng giữa chừng ngay trong hợp đồng thuê nhà.
Về các chi phí khác: Tiền điện, nước, phí internet, truyền hình cáp, phí dịch vụ – vận hành – bảo trì tòa nhà sẽ do bên nào chi trả… Ngoài ra, bạn nên kiểm tra lại số điện, số nước trước khi chuyển vào. Đảm bảo phần tiền mình trả vào tháng được tính đúng.
Trong hợp đồng cho thuê cũng phải quy định rõ ràng thời gian báo trước việc cắt hợp đồng nhà với cả hai bên để tránh người cho thuê không tìm được người thuê mới, người đi thuê không tìm được nhà mới trong thời gian quá ngắn.
Bên cạnh đó, cần có phụ lục rõ ràng về thiết bị gia dụng trong nhà: Chủ nhà cung cấp những nội thất và trang thiết bị nào, tình hình sử dụng của chúng ra sao. Để cẩn thận, đối với những thiết bị hiện tại không tốt, bạn nên chụp ảnh làm bằng chứng để tránh rắc rối khi trả nhà và bồi thường không đáng có.
Thuê nhà ở - tưởng không khó mà khó không tưởng, tưởng đơn giản nhưng lại gây ra khá nhiều rắc rối cho người đi thuê. Với những lưu ý ở trên, hi vọng bạn có thể nhanh chóng tìm được một căn hộ thuê ưng ý cho gia đình mình.