Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng bao nhiêu lần khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023?

( PHUNUTODAY ) - Quốc hội chính thức thông qua việc tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng.

Ngày 11/11/2022, sau nhiều lần thảo luận, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước. Trong đó, về chính sách tiền lương, Nghị quyết nêu rõ, sẽ không thực hiện cải cách tiền lương, tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023.

Lý giải cho lý do chốt thời điểm tăng lương là 01/7/2023 thay vì từ đầu năm 2023 (01/01/2023), Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật đã giải trình lý do như sau: Thời điểm 01/01/2023 là thời điểm đầu năm, gần với Tết Dương lịch và Tết Âm lịch.

Đây là thời điểm nhạy cảm bởi nhu cầu mua sắm và sử dụng hàng hoá, dịch vụ của người dân, doanh nghiệp tăng mạnh, tạo sức ép lên điều hành giá và tâm lý tăng lương kèm với tăng giá sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Do đó, sau khi cân nhắc nhiều lý do, Quốc hội chốt thời điểm tăng lương cơ sở là từ 01/7/2023 với mức lương mới là 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 310.000 đồng/tháng so với hiện nay - hiện nay đang áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng).

Ai được tăng lương khi lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng?

Hiện nay, trong thị trường lao động có hai nhóm chính: Cán bộ, công chức, viên chức đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ và người lao động trong khu vực doanh nghiệp hưởng chế độ tiền lương từ thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động.

Theo đó, căn cứ Nghị quyết dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 của Bộ Chính trị vẫn chưa được thực hiện mà chỉ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức.

Mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP như sau:

Mức lương cơ sở

1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.

3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo đó mức lương cơ sở dùng để tính tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

Hệ số lương của cán bộ, công chức được thực hiện theo Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP:

bang-hai

Theo đó, đối với cán bộ, công chức hưởng hệ số lương nhóm A3.1 bậc 6 thì tiền lương nhận được hiện nay sẽ là 1.490.000 x 8 = 11.920.000 đồng.

Từ ngày 01/7/2023 thì tiền lương của cán bộ, công chức hưởng hệ số lương nhóm A3.1 bậc 6 nhận được là 1.800.000 x 8 = 14.400.000 đồng/tháng

Như vậy, tiền lương của cán bộ, công chức hưởng hệ số lương nhóm A3.1 bậc 6 từ ngày 01/7/2023 sẽ tăng 1.208 lần so với hiện nay.

Đối với cán bộ, công chức hưởng hế số lương theo nhóm C3 bậc 1 thì tiền lương nhận được hiện này là 1.490.000 x 1.35 = 2.011.500 đồng/tháng

Từ ngày 01/7/2023. thì tiền lương của cán bộ, công chức hưởng hế số lương theo nhóm C3 bậc 1 sẽ là 1.800.000 x 1.35 = 2.430.000 đồng/tháng

Theo đó, tiền lương của cán bộ, công chức hưởng hế số lương theo nhóm C3 bậc 1 sẽ tăng 1.208 lần so với tiền lương hiện nay.

Những đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nào sẽ được áp dụng quy định về mức lương cơ sở?

Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về những đối tượng được áp dụng mức lương cơ sở như sau:

- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Theo:  xevathethao.vn copy link