Tìm hiểu nỗi đáng sợ của kho vũ khí hóa học Syria

09:13, Thứ sáu 07/12/2012

( PHUNUTODAY ) - Assad để làm điều này.

Các quan chức Mỹ cho biết quân đội Syria đã sẵn sàng sử dụng vũ khí hoá học chống lại người dân nước mình khi tuyệt vọng và đang chờ đợi mệnh lệnh cuối cùng của Tổng thống Bashar al-Assad.
 

Các quan chức Mỹ hôm 5/12 cho biết quân đội Syria đã sẵn sàng dùng vũ khí hóa học chống lại người dân nước mình và đang chờ lệnh của Tổng thống Bashar al-Assad để làm điều này.
Các quan chức Mỹ hôm 5/12 cho biết quân đội Syria đã sẵn sàng dùng vũ khí hóa học chống lại người dân nước mình và đang chờ lệnh của Tổng thống Bashar al-Assad để làm điều này.

 

Theo nguồn tin này, quân đội Syria đã nạp khí độc sarin vào các quả bom có thể được ném xuống từ hàng chục máy bay quân sự.
Theo nguồn tin này, quân đội Syria đã nạp khí độc sarin vào các quả bom có thể được ném xuống từ hàng chục máy bay quân sự.

 

 Họ nhấn mạnh rằng cho đến giờ các quả bom sarin vẫn chưa được đưa lên máy bay chiến đấu và ông Assad chưa ra lệnh sử dụng chúng. Dù vậy, nếu điều này diễn ra thì các nước bên ngoài hầu như không có cơ hội ngăn chặn.
Họ nhấn mạnh rằng cho đến giờ các quả bom sarin vẫn chưa được đưa lên máy bay chiến đấu và ông Assad chưa ra lệnh sử dụng chúng. Dù vậy, nếu điều này diễn ra thì các nước bên ngoài hầu như không có cơ hội ngăn chặn.

 

Phản ứng trước thông tin này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lặp lại cảnh báo của Mỹ rằng ông Assad sẽ vượt qua “ranh giới đỏ” nếu sử dụng vũ khí hóa học.
Phản ứng trước thông tin này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lặp lại cảnh báo của Mỹ rằng ông Assad sẽ vượt qua “ranh giới đỏ” nếu sử dụng vũ khí hóa học.

 

Sarin là một chất cực kỳ độc hại. Chỉ bằng một vụ tấn công sarin, lực lượng của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã sát hại 5.000 người Kurd ở thị trấn Halabja năm 1988.
Sarin là một chất cực kỳ độc hại. Chỉ bằng một vụ tấn công sarin, lực lượng của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã sát hại 5.000 người Kurd ở thị trấn Halabja năm 1988.

 

Liên Hiệp Quốc đã xem sarin là một thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Việc sản xuất và tàng trữ nó bị cấm theo Công ước vũ khí hóa học năm 1993.
Liên Hiệp Quốc đã xem sarin là một thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Việc sản xuất và tàng trữ nó bị cấm theo Công ước vũ khí hóa học năm 1993.

 

Hồi tháng 7/2012, Syria chính thức xác nhận việc có một kho vũ khí hóa học và mục đích là để
Hồi tháng 7/2012, Syria chính thức xác nhận việc có một kho vũ khí hóa học và mục đích là để "đáp trả khi có sự xâm lược từ các quốc gia khác". Theo các nhà phân tích phương Tây, Syria đương nhiên có các vũ khí hóa học khi mà họ là 1 trong 7 quốc gia không kí kết Công ước vũ khí hóa học quốc tế năm 1993. Tuy nhiên, điều này trước đó đã bị chính phủ Syria phủ nhận cho đến năm nay với một lời đe dọa sẽ dùng khi bị tấn công.

 

Syria có khoảng 75 kho chứa vũ khí nhưng các quan chức Mỹ không chắc chắn về việc họ đã truy tìm được dấu vết của tất cả những địa điểm này. Mỹ cũng sợ rằng, một số kho vũ khí đã được chuyển đi.
Syria có khoảng 75 kho chứa vũ khí nhưng các quan chức Mỹ không chắc chắn về việc họ đã truy tìm được dấu vết của tất cả những địa điểm này. Mỹ cũng sợ rằng, một số kho vũ khí đã được chuyển đi.

 

Syria được tin là đang nắm trong tay hàng trăm tên lửa đạn đạo đất đối đất có khả năng mang đầu đạn hoá học. Ngoài ra, Syria còn sở hữu rất nhiều tấn chất độc được cất giữ hoặc trong những chiếc trống lớn hoặc trong các nòng pháo mà khi được bắn đi, nó có thể gây ra hậu quả khủng khiếp.
Syria được tin là đang nắm trong tay hàng trăm tên lửa đạn đạo đất đối đất có khả năng mang đầu đạn hoá học. Ngoài ra, Syria còn sở hữu rất nhiều tấn chất độc được cất giữ hoặc trong những chiếc trống lớn hoặc trong các nòng pháo mà khi được bắn đi, nó có thể gây ra hậu quả khủng khiếp.

 

"Ở Syria, họ có tất cả mọi thứ, từ khí độc mustard, khí làm tê liệt thần kinh Sarin đến một số biến thể của khí độc gây tê liệt thần kinh VX", ông James Quinlivan – một nhà phân tích thuộc tập đoàn Rand Corp. chuyên về vũ khí huỷ diệt hàng loạt, cho biết.

 

Theo đánh giá của các chuyên gia, ước tính mỗi năm quân đội Syria sản xuất và tích trữ vài trăm tấn vũ khí hóa học, chủ yếu là các loại khí độc khác nhau. Ngoài ra, Syria cũng là một nước đang có tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân dù cho các nỗ lực mua lò phản ứng của họ đều bị IAEA phát hiện và hủy bỏ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ước tính mỗi năm quân đội Syria sản xuất và tích trữ vài trăm tấn vũ khí hóa học, chủ yếu là các loại khí độc khác nhau. Ngoài ra, Syria cũng là một nước đang có tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân dù cho các nỗ lực mua lò phản ứng của họ đều bị IAEA phát hiện và hủy bỏ.

 

Kho vũ khí hóa học của Syria được cho có quy mô lớn nhất nhì tại Trung Đông. Các chuyên gia vũ khí nhận định Syria có thể trang bị các loại hóa chất độc hại nói trên cho tên lửa hành trình Scud, bom và đạn đại bác. Trong ảnh là một địa điểm nghi ngờ dự trữ vũ khí hóa học ở Syria chụp từ vệ tinh.
Kho vũ khí hóa học của Syria được cho có quy mô lớn nhất nhì tại Trung Đông. Các chuyên gia vũ khí nhận định Syria có thể trang bị các loại hóa chất độc hại nói trên cho tên lửa hành trình Scud, bom và đạn đại bác. Trong ảnh là một địa điểm nghi ngờ dự trữ vũ khí hóa học ở Syria chụp từ vệ tinh.

 

Trong một lập luận phản đối Mỹ đưa quân vào Syria, nhiều người cho rằng, ai sở hữu vũ khí hoá học thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm phá huỷ chúng. Đây là một trong những điều khoản trong Công ước Vũ khí Hoá học năm 1997. Việc phá huỷ các kho vũ khí hoá học của Syria có thể tốn kém hàng trăm triệu USD và sẽ mất hơn một thập kỷ mới giải quyết được toàn diện, ông Quinlivan cho hay.
Trong một lập luận phản đối Mỹ đưa quân vào Syria, nhiều người cho rằng, ai sở hữu vũ khí hoá học thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm phá huỷ chúng. Đây là một trong những điều khoản trong Công ước Vũ khí Hoá học năm 1997. Việc phá huỷ các kho vũ khí hoá học của Syria có thể tốn kém hàng trăm triệu USD và sẽ mất hơn một thập kỷ mới giải quyết được toàn diện, ông Quinlivan cho hay.

 

Kho vũ khí của Syria là một mối đe doạ đối với các đồng minh của Mỹ gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Tổng thống Obama xem mối đe doạ từ vũ khí không thông thường của Syria là nguyên nhân tiềm năng khiến Mỹ can thiệp sâu hơn vào tình hình Syria. Cho tới giờ, Mỹ vẫn đang phản đối can thiệp quân sự hay cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria một phần vì thiếu sự tin tưởng vào lực lượng này. (Tổng hợp)
Kho vũ khí của Syria là một mối đe doạ đối với các đồng minh của Mỹ gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Tổng thống Obama xem mối đe doạ từ vũ khí không thông thường của Syria là nguyên nhân tiềm năng khiến Mỹ can thiệp sâu hơn vào tình hình Syria. Cho tới giờ, Mỹ vẫn đang phản đối can thiệp quân sự hay cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria một phần vì thiếu sự tin tưởng vào lực lượng này. (Tổng hợp)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc