Tết Đoan Ngọ có nên thay kỷ nước cúng bằng rượu để "diệt sâu bọ" tốt hơn?

06:03, Thứ bảy 08/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Trong việc sắp lễ dâng cúng thường có kỷ nước, chén nước nhưng dịp Tết Đoan Ngọ rất đặc biệt nên nhiều người thắc mắc có nên dùng rượu thay thế?

Nước cúng là vật phẩm thường thấy. Khi dâng cúng thường có kỷ nước, chai nước, chén nước, cốc nước. Từ ban thờ Phật, gia tiên, thần tài đều có nước. Nước hầu như không thể thiếu trong tuần rằm lễ tết trên ban thờ.

Nhưng tết Đoan Ngọ 5/5 là dịp cúng đặc biệt. Các món dâng cúng trong dịp này cũng đặc biệt khác thường hơn so với tuần rằm lễ Tết khác. Các hoa quả trong dịp 5/5 chủ yếu là mận vải xoài chứ không phải bưởi cam quýt, dừa. Bánh cúng dịp này nhấn mạnh bánh tro, bánh ú không phải xôi nếp bánh trưng. Đặc biệt món phổ biến đặc trưng nhất là cơm rượu nếp.

Đó là vì Tết Đoan Ngọ là tết diệt sâu bọ, trừ tà chướng khí hoành hành, cầu xin mùa màng bội thu, sức khỏe. 

Cúng Tết Đoan Ngọ thường có cơm rượu nếp để

Cúng Tết Đoan Ngọ thường có cơm rượu nếp để "diệt sâu bọ"

Cơm rượu nếp có đặc trưng là thanh mát, cay nồng nên được xem là món không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ. Chính vì thế nhiều người thắc mắc có nên dùng rượu rót vào kỷ nước thay cho nước thông thường không?

Có nên dùng rượu thay kỷ nước?

Thực chất trong mâm cỗ cúng của người Việt thì thường có cả rượu và nước. Rượu thường đựng vào hũ, nước rót vào cốc, chén hoặc rót vào kỷ nước thờ.

Trong dịp 5/5 Tết Đoan Ngọ thì trên ban thờ, mâm cúng còn có thêm bát cơm rượu nếp cay nồng và những hoa quả đặc trưng cho dịp này là mận, xoài, cóc, vải. Bởi thế thực ra không cần phải rót rượu vào kỷ nước thay cho kỷ nước để tăng thêm khả năng trừ tà nữa.

Nước thắp hương không thể thiếu trong nghi thức cúng lễ nên vẫn luôn cần có nước

Nước thắp hương không thể thiếu trong nghi thức cúng lễ nên vẫn luôn cần có nước

Rượu và cơm rượu vẫn có trong mâm cúng. Nước vẫn đặt ở kỷ nước. Nước để ở kỷ nước không chỉ là dùng để uống mà còn là để cầu xin may mắn. Ở ban thờ Phật, không dùng đồ có tính chất có cồn vì đó là đại kỵ nên không thể thay thế nước bằng rượu. Nước ở ban thờ Phật không để uống mà để soi mình, tu thân dưỡng tính thì sẽ gặp may mắn có phước lộc. Nước ở ban gia tiên dùng để dâng gia tiên thụ hưởng nên uống rượu xong thì vẫn cần nước tráng miệng do đó không thể thay thế kỷ nước bằng rượu mà vẫn dâng rượu và bát cơm rượu bên cạnh kỷ nước. Ở ban Thần linh, thần tài thì nước đại diện cho yếu tố minh đường tụ thủy mang lại tài lộc, bởi thế cũng không thể thay thế nước bằng rượu.

Do đó trong mâm cỗ cúng 5/5 thì ngoài đặc trưng cơm rượu nếp, hoa quả chua chát như vận vải xoài, bánh tro, bánh ú thì vẫn cần có nước.

Ngoài ra trong dịp 5/5 mỗi miền Nam, Trung, Bắc lại có những đặc trưng cúng khác nhau tùy theo địa phương, ngay cả món cơm rượu cũng chế biến khác nhau. Riêng có nước trên ban thờ thì ngày tuần rằm lễ tết, vùng miền nào cũng dùng.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên