1. Loại bỏ ánh sáng và âm thanh xung quanh
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạn thức dậy giữa đêm có thể là do ánh sáng hay một âm thanh nào đó đang liên tục quấy nhiễu bạn. Vì vậy, để có thể ngủ lại một cách nhanh hơn, bạn hãy cố gắng thử tìm tất các nguồn sáng đang có thể là nguyên nhân làm phiền bạn như đèn led, đèn từ các thiết bị điện tử, đèn hắt từ cửa sổ... và tìm cách để giải quyết nó bằng cách tắt chúng đi, sử dụng miếng bịt mắt để tránh ánh sáng đó tác động đến mắt và gây ra tình trạng khó ngủ. Đối với các âm thanh, bạn hãy tắt chúng đi.
Trong trường hợp đó là các âm thanh từ cửa sổ vào, bạn hãy đóng cửa sổ lại hoặc sử dụng nút tai, bật quạt hoặc nghe tiếng ồn trắng để giúp bạn có thể át đi những âm thanh khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ từ bên ngoài.
2. Chuyển chỗ ngủ
Trong trường hợp, bạn không thể ngủ lại trong khoảng thời gian 20 phút thì bạn nên rời giường và đi sang một phòng khác, đồng thời làm một điều gì đó để thư giãn. Điều này sẽ giúp bạn có thể đánh lạc hướng tâm trí trong vài phút và có thể giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn.
3. Tránh nhìn chằm chằm vào đồng hồ
Có không ít người thường sẽ có xu hướng kiểm tra đồng hồ khi mãi vẫn không thể ngủ được. Nhưng bạn có biết rằng, việc nhìn chằm chằm vào đồng hồ như vậy sẽ khiến cho bạn cảm thấy lo lắng hơn và dẫn đến tình trạng không thể ngủ lại được, nhất là những người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn hãy nằm yên và cố gắng làm đầu óc trống rỗng, như vậy thì bạn có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
4. Tránh kiểm tra điện thoại và các màn hình khác
Theo nghiên cứu, các loại màn hình như màn hình điện thoại, ti vi và các loại thiết bị điện tử khác thường sẽ phát ra ánh sáng xanh, ngăn chặn cơ thể sản sinh melatonin - một loại hormone có công dụng điều chỉnh nhịp sinh học và chu kỳ giấc ngủ. Vì vậy, để có một giấc ngủ ngon, trọn vẹn bạn nên cắt bỏ ngay thói quen này vào an đêm. Trong trường hợp điều này là quá khó, bạn có thể cài đặt ánh sáng thiết bị chuyển sang màu tông ấm hoặc sử dụng các loại kính chặn ánh sáng xanh.
5. Ngồi thiền hoặc tập các bài tập thở
Để có thể xoa dịu tâm trí và dễ ngủ hơn, bạn có thể thực hiện các bài tập thở và thiền định. Chẳng hạn như bạn có thể tham khảo việc áp dụng kỹ thuật thở 4-7-8. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn hãy hít vào mũi trong khoảng thời gian 4 giây, sau đó giữ hơi thở trong 7 giây và cuối cùng là thở ra bằng miệng.
6. Thư giãn cơ bắp
Ngoài các cách làm trên, bạn có thể tập thư giãn cơ bắp với các bài tập giãn cơ bắp trên các nền tảng như youtube trong khoảng 15 phút hoặc có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhắm mắt và thở chậm nhẹ nhàng.
Bước 2: Tập trung vào khuôn mặt của bạn và giãn cơ.
Bước 3: Dùng tay xoa cổ và vai gáy.
Bước 4: Xoa xuống các bộ phận cơ thể khác cho đến khi bạn chạm đến gót chân.
7. Tập trung vào một điều gì đó nhàm chán
Trò chơi “đếm cừu” này tuy cũ nhưng lại có thể đem lại hiệu quả tốt cho bất kì trường hợp mất ngủ, hoặc tỉnh giấc giữa chừng. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng bất kỳ biến thể nào của kỹ thuật “đếm cừu” như đếm sói, đếm mây..., hoặc bạn có thể lựa chọn thực hiện một công việc nhàm chán nào đó chiếm trọn tâm trí của bạn, giúp bạn phân tâm và dễ ngủ hơn như đọc một cuốn sách hay bài báo nhám chán. Vì theo các chuyên gia, nếu như não cảm thấy không vui sẽ dễ gây ra trạng thái buồn ngủ.
8. Nghe nhạc thư giãn
Nhạc thư giãn có thể giúp đầu óc thảnh thơi và dỗ bạn vào giấc ngủ, đồng thời có thể chặn các âm thanh làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên không phải bất cứ loại nhạc nhẹ nhàng nào cũng có thể khiến bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ mà nó còn tùy thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân. Thậm chí, bạn có nghe nhạc rock thì vẫn có thể ngủ được miễn là bạn quen và thích chuyện đó.