Người xưa dặn: "Trước khi ăn không dạy con, trước khi ngủ không mắng vợ'', vì sao vậy?

( PHUNUTODAY ) - Nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng nội hàm ý nghĩa đằng sau đó là trí huệ to lớn về cách đối nhân xử thế ở đời.

Trước khi ăn không dạy con

"Không dạy con trước bữa ăn'', từ bề mặt chữ cũng có thể hiểu ý nghĩa là trước khi ăn, cha mẹ, không nên trách móc con cái. Lý do vì sao?

Thiên tính của trẻ con là nghịch ngợm, hiếu động, chúng thường xuyên mắc lỗi và đôi khi còn làm những việc khiến cha mẹ cảm thấy ‘nhức đầu’. Nếu cha mẹ trách móc con trước mỗi bữa ăn, chúng sẽ cảm thấy tủi thân và ấm ức, từ đó giảm cảm giác thèm ăn của trẻ.

Những lời trách móc của cha mẹ thường sẽ khiến cho tâm trạng của đứa trẻ trở nên tồi tệ, khiến trẻ cảm thấy chán ăn hơn. Nếu trẻ đang trong giai đoạn phát triển về thể chất, nếu trước khi ăn mang một tâm trạng không tốt thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chiều cao, sức khỏe của trẻ.

Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài thì tâm lý của đứa trẻ cũng trở nên u ám, đối với việc ăn uống chẳng khác nào thảm kịch. Chúng xem việc ăn uống trở thành việc tồi tệ trong ngày, từ đó nảy sinh tâm lý kháng cự, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tâm lý.

cha-me-dung-nen-trach-mang-con-vao-4-thoi-diem-nay-2-700x366

Tất nhiên việc dạy dỗ, giáo dục con cái là điều mà mỗi phụ huynh cần làm tốt. Khi con phạm lỗi, cha mẹ đương nhiên phải chỉ ra lỗi sai cho con.

Nhất là khi con cái đang trong giai đoạn phát triển thể chất, dinh dưỡng và ăn uống là đặc biệt quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và còn ảnh hưởng đến tâm lý.

Trước khi ngủ không mắng vợ

Trước khi đi ngủ, vợ chồng thường dễ cãi nhau, xích mích. Khi phiền não của một ngày kết thúc, hai vợ chồng sẽ ngồi ngẫm lại nhưng sự việc xảy ra trong ngày, trong quá trình đó có thể xuất hiện những điểm bất đồng, thậm chí cãi vã.

Giấc ngủ đối với chúng ta mà nói là hết sức quan trọng, trước khi hai vợ chồng cãi nhau, xảy ra cuộc tranh luận, người chồng sau khi tranh luận thường dễ quên và chìm vào giấc ngủ. Nhưng đối với tâm lý ‘mong manh dễ vỡ’ của người phụ nữ mà nói, họ thường ‘để bụng’ những lỗi lầm cũng như lời nói khó nghe của người chồng,… Vì những điều đó mà khó chìm vào giấc ngủ, thậm chí còn ‘ôm tức’ vào người, đến sáng mai nói không chừng còn muốn về nhà mẹ đẻ.

vo-chong-cai-nhau-chi-can-nho-1-dieu-nay-se-giup-hai-nguoi-ha-hoa-ngay-lap-tuc-1-1585293060649

Đã là vợ chồng thì chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những mâu thuẫn, ma sát tâm tính giữa cuộc sống hàng ngày. Hai vợ chồng trước khi đi ngủ mà cãi vã, khẳng định sẽ ảnh hưởng chất lượng của giấc ngủ.

Giữa vợ chồng với nhau, đôi khi “qua lại vài câu” là điều khó tránh khỏi, cũng là điều dễ hiểu. Nhưng việc gì cũng cần có ‘giới hạn’, nếu quá giới hạn sẽ làm hại đến tình cảm vợ chồng, ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình.

Thời nay có nhiều cặp vợ chồng trẻ, mỗi khi có xích mích, có chuyện không vui thì thường cãi nhau to, thậm chí là muốn ly hôn. Người xưa thường nói: “Tu tăm năm mới chung thuyền, tu nghìn năm mới chung chăn gối”. Nên duyên vợ chồng là kết quả của duyên phận, giữa hai người với nhau cần hiểu và lượng thứ cho nhau. Bởi vậy, hãy biết trân quý mối lương duyên tốt đẹp hiếm có đó.

Theo:  xevathethao.vn copy link