Tình hình biển Đông: TQ lấn tới, ASEAN nỗ lực bắt tay

06:43, Thứ bảy 21/07/2012

( PHUNUTODAY ) - Bất chấp công luận và mọi quy định của luật pháp, thông lệ quốc tế, ngày 20/7 phía Trung Quốc sẽ chính thức treo biển trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

(Ảnh nóng) - Bất chấp công luận và mọi quy định của luật pháp, thông lệ quốc tế, ngày 20/7 phía Trung Quốc sẽ chính thức treo biển trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo tờ Philippine Star ngày 20/7, một tầu đổ bộ của Trung Quốc đã bị phát hiện đang có mặt tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong thời điểm khá nhạy cảm khiến nhiều người nghi ngờ rằng Bắc Kinh liệu đang có ý đồ mới trên biển Đông...Chiếc tàu đổ bộ Trung Quốc mang số hiệu 934, thuộc lớp tàu Du Đình II đã bị máy bay do thám của hải quân Philippines phát hiện tại khu vực bãi đá Subai thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo tờ Philippine Star ngày 20/7, một tầu đổ bộ của Trung Quốc đã bị phát hiện đang có mặt tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong thời điểm khá nhạy cảm khiến nhiều người nghi ngờ rằng Bắc Kinh liệu đang có ý đồ mới trên biển Đông...Chiếc tàu đổ bộ Trung Quốc mang số hiệu 934, thuộc lớp tàu Du Đình II đã bị máy bay do thám của hải quân Philippines phát hiện tại khu vực bãi đá Subai thuộc quần đảo Trường Sa.

 

Tàu đổ bộ Trung Quốc hiện thả neo tại bãi đá Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Hiện tại, đội tàu gồm 30 chiếc tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại bãi đá Su Bi dưới sự yểm trợ của một tàu ngư chính, bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam.
Tàu đổ bộ Trung Quốc hiện thả neo tại bãi đá Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Hiện tại, đội tàu gồm 30 chiếc tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại bãi đá Su Bi dưới sự yểm trợ của một tàu ngư chính, bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam.

 

Cũng trong ngày hôm nay, 20/7 phía Trung Quốc sẽ chính thức treo biển trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bất chấp công luận và mọi quy định của luật pháp, thông lệ quốc tế.
Cũng trong ngày hôm nay, 20/7 phía Trung Quốc sẽ chính thức treo biển trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bất chấp công luận và mọi quy định của luật pháp, thông lệ quốc tế.

 

Trước đó, giới truyền thông Trung Quốc đã loan tin, Bắc Kinh vừa cho xây dựng trái phép trại giam trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép để “giam giữ ngư dân nước ngoài” nếu bị Trung Quốc bắt được.
Trước đó, giới truyền thông Trung Quốc đã loan tin, Bắc Kinh vừa cho xây dựng trái phép trại giam trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép để “giam giữ ngư dân nước ngoài” nếu bị Trung Quốc bắt được.

 

Hành động triển khai bộ máy nhân sự cái gọi là “thành phố Tam Sa”, thay biển trụ sở đồn trú trái phép trên đảo Phú Lâm và xúc tiến xây dựng trại giam trên đảo Phú Lâm của Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền Việt Nam, phá vỡ hệ thống pháp luật quốc tế, bất chấp mọi dư luận là một động thái leo thang nghiêm trọng, không thể chấp nhận và sẽ bị khu vực, cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.
Hành động triển khai bộ máy nhân sự cái gọi là “thành phố Tam Sa”, thay biển trụ sở đồn trú trái phép trên đảo Phú Lâm và xúc tiến xây dựng trại giam trên đảo Phú Lâm của Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền Việt Nam, phá vỡ hệ thống pháp luật quốc tế, bất chấp mọi dư luận là một động thái leo thang nghiêm trọng, không thể chấp nhận và sẽ bị khu vực, cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.

 

Ngày 19/7 trên trang tin Dow Jones Newswires cho biết Công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC đã chấp nhận đề xuất của phía Việt Nam nhằm duy trì hoạt động tại Lô 128 ở Biển Đông sau khi Việt Nam quyết định gia hạn hợp đồng khai thác với ONGC và cung cấp dữ liệu bổ sung để giúp hoạt động thăm dò trong tương lai đạt hiệu quả kinh tế. Phía đối tác Ấn Độ đã “phớt lờ” cảnh báo của Bắc Kinh rằng hành động đó xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc với cam kết tiếp tục hợp tác với đối tác là Tổng Công ty dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) nhằm triển khai tiếp hợp đồng thăm dò khai thác thêm một vài năm nữa
Ngày 19/7, trên trang tin Dow Jones Newswires cho biết, Công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC đã chấp nhận đề xuất của phía Việt Nam nhằm duy trì hoạt động tại Lô 128 ở Biển Đông sau khi Việt Nam quyết định gia hạn hợp đồng khai thác với ONGC và cung cấp dữ liệu bổ sung để giúp hoạt động thăm dò trong tương lai đạt hiệu quả kinh tế. Phía đối tác Ấn Độ đã “phớt lờ” cảnh báo của Bắc Kinh rằng hành động đó xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc với cam kết tiếp tục hợp tác với đối tác là Tổng Công ty dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) nhằm triển khai tiếp hợp đồng thăm dò khai thác thêm một vài năm nữa

 

Động thái này của ONGC cho thấy sự thay đổi trong lập trường của Ấn Độ, khi Thứ trưởng dầu mỏ nước này, ông R.P.N. Singh, cho biết hồi tháng 5 rằng ONGC quyết định trả lại Lô 128 cho Việt Nam. Quyết định của Ấn Độ có thể làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa nước này với Trung Quốc, quốc gia đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông.
Động thái này của ONGC cho thấy sự thay đổi trong lập trường của Ấn Độ, khi Thứ trưởng dầu mỏ nước này, ông R.P.N. Singh, cho biết hồi tháng 5 rằng ONGC quyết định trả lại Lô 128 cho Việt Nam. Quyết định của Ấn Độ có thể làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa nước này với Trung Quốc, quốc gia đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông.

 

Trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông liên tục gia tăng suốt từ 10/4 vừa qua sau những tuyên bố và động thái leo thang trên thực địa của Bắc Kinh bất chấp mọi công luận, nguyên tắc luật pháp quốc tế. Đến chiều ngày 20/7 Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong đã chủ trì buổi họp báo công bố nguyên tắc sáu điểm về biển Đông của ASEAN, một tuần sau khi nhóm này không thể đưa ra thông cáo chung tại hội nghị ở Phnom Penh.
Trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông liên tục gia tăng suốt từ 10/4 vừa qua sau những tuyên bố và động thái leo thang trên thực địa của Bắc Kinh bất chấp mọi công luận, nguyên tắc luật pháp quốc tế. Đến chiều ngày 20/7 Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong đã chủ trì buổi họp báo công bố nguyên tắc sáu điểm về biển Đông của ASEAN, một tuần sau khi nhóm này không thể đưa ra thông cáo chung tại hội nghị ở Phnom Penh.

 

 Trong cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN “quyết tâm tăng cường tham vấn trong ASEAN nhằm thúc đẩy những nguyên tắc nói trên, nhất quán với Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á (1976) và Hiến chương ASEAN (2008)”.
Trong cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN “quyết tâm tăng cường tham vấn trong ASEAN nhằm thúc đẩy những nguyên tắc nói trên, nhất quán với Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á (1976) và Hiến chương ASEAN (2008)”.

 

Theo Ngoại trưởng Campuchia ông Hor Namhong cho biết đây là kết quả tham vấn giữa các ngoại trưởng ASEAN sau khi Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa thực hiện hoạt động ngoại giao con thoi gặp các ngoại trưởng ASEAN, trong đó có các cuộc gặp trực tiếp Ngoại trưởng Philippines, Việt Nam và Campuchia, để thống nhất nguyên tắc chung về vấn đề này. (Tổng hợp TTXVN, VnE, GDVN)
Theo Ngoại trưởng Campuchia ông Hor Namhong cho biết đây là kết quả tham vấn giữa các ngoại trưởng ASEAN sau khi Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa thực hiện hoạt động ngoại giao con thoi gặp các ngoại trưởng ASEAN, trong đó có các cuộc gặp trực tiếp Ngoại trưởng Philippines, Việt Nam và Campuchia, để thống nhất nguyên tắc chung về vấn đề này. (Tổng hợp TTXVN, VnE, GDVN)

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc