Ăn lá sung bị nổi nốt sần có sao không?

22:18, Chủ nhật 14/07/2024

( PHUNUTODAY ) - Lá sung có thể bị nổi nốt sần do nguyên nhân đặc biệt. Nhiều người không biết liệu những lá như vậy có thể ăn được hay không?

Nguyên nhân khiến lá sung bị nổi nốt sần

Cây sung là loại cây rất quen thuộc với người Việt. Trong cuộc sống thường ngày, người ta hay lấy quả sung và lá sung để ăn. Lá sung thường được dùng để ăn kèm với các món nem thính, gỏi... Lá có vị chát rất nhẹ giúp món ăn thêm hấp dẫn.

Với lá sung, bạn sẽ thấy có những lá nổi nên những nốt sần nhỏ có màu xanh nhạt. Nhiều người cho rằng đó là dấu hiệu cây sung bị bệnh, không ăn được. Có người lại cho rằng đó là cấu tạo tự nhiên của cây sung, lá sung chắc chắn sẽ bị như vậy.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra hiện tượng lá sung nổi nốt sần là do loài sâu P.syllidae ký sinh. Loài sâu này bỏ đi rất lâu trước khi các nốt sần trở thành dạng phồng to như chúng ta hay thấy. Phía trong các nốt phồng này không có trứng sâu hay ký sinh trùng.

Lá sung nổi nốt sần là hiện tượng bình thường, rất hay xảy ra.

Lá sung nổi nốt sần là hiện tượng bình thường, rất hay xảy ra.

Lá sung nổi nốt sần còn được một số người gọi là sung vú, sung cóc hoặc sung có thật. Trong Đông y, lá sung có nốt sần được cho lá tốt hơn so với lá sung bình thường, có thể dùng để làm thuốc bổ cho người lớn, trị nhức đầu...

Đặc biệt, các lá sung nổi nốt sần thường là những lá mới mọc từ chồi mới. Nếu lá đã già mà mới bị sâu ký sinh tấn công thì rất hiến khi xảy ra hiện tượng nổi nốt sần.

Với những lá có nốt sần, bạn có thể ăn bình thường. Trước khi ăn chỉ cần rửa sạch lá, ngâm qua nước muối để loại bỏ các chất bẩn là được.

Bên trong nốt sần của lá sung.

Bên trong nốt sần của lá sung.

Không chỉ có sung, nhiều loại cây khác cũng gặp hiện tượng phần lá nổi nốt sần như vậy và nguyên nhân gây ra hiện tượng này cũng tương tự.

Cách trồng và chăm sóc cây sung

Cây sung rất dễ trồng. Bạn có thể trồng cây trong đất hoặc trồng trong chậu đều được.

Có thể trồng sung bằng cách tự giâm cành hoặc mua cây giống. Cây sung có sức sống mạnh mẽ nên bạn có thể thực hiện cắt cành giâm vào bất cứ thời điểm nào trong năm, chỉ cần tránh những ngày nóng đỉnh điểm hoặc rét buốt là được.

Khi cắt cành, nên chọn những cành bánh tẻ, cắt thành đoạn dài khoảng 10cm, trên cành nên có 2-3 điểm chồi. Trước khi giâm cành, hãy vặt hết quả và lá. Ngâm cành đã cắt vào nước kích rễ khoảng 1 tiếng (có thể bỏ qua nếu không có). Sau đó, cắm cành vào bầu đất tơi xốp.

Đặt bầu cây nơi nơi râm mát, thoáng gió, thỉnh thoảng tưới nước để có lá mới mọc lên. Khi thấy lá xuất hiện, bạn có thể chuyển cây sang chậu hoặc trồng vào đất.

Cây sung ưa nắng nên hãy chọn vị trí đón nắng tốt để trồng cây. Về phần tưới nước, nên tưới cho cây 2-3 lần/tuần, vào mùa nóng có thể tăng số lần tưới lên 4-5 lần/tuần.

Nên cắt tỉa cây thường xuyên để kiểm soát tốc độ sinh trưởng và hình dáng của cây. Có thể thực hiện việc uốn cây, tạo dáng nếu bạn có kinh nghiệm trong việc này và muốn cây có thế đẹp hơn, đặc biệt là với những cây bonsai.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền
Từ khóa: lá sung