Trả gộp lương tháng 1,2 trước ngày 20/1: Người cao tuổi sẽ nhận được bao nhiêu tiền?

( PHUNUTODAY ) - Nếu được trả gộp lương tháng 1 và 2 trước ngày 20/1 thì người già sẽ nhận được bao nhiêu tiền?

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo hoàn thành trả gộp 2 tháng lương hưu trước 20/1

Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, cơ quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ chăm lo đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân và người lao động trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền và quy định; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

luong4

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả gộp hai tháng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (tháng 01 và tháng 02 năm 2024) vào kỳ chi trả tháng 01 năm 2024, hoàn thành trước ngày 20 tháng 01 năm 2024.

Trả gộp 2 tháng lương hưu trước 20.1, người cao tuổi sẽ được nhận bao nhiêu tiền?

Hiện nay, cách tính lương hưu đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Theo đó, mức lương hưu hằng tháng = (Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội).

Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được quy định:

Người lao động nghỉ hưu từ ngày 1.1.2016 đến trước ngày 1.1.2018, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1.1.2018 trở đi, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

luong

Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1.1.2018 trở đi, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Cách tính lương hưu đối với người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:

Mức lương hưu hằng tháng = (Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội).

Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được quy định:

Người nghỉ hưu từ ngày 1.1.2016 đến trước ngày 1.1.2018, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Nữ nghỉ hưu từ ngày 1.1.2018 trở đi, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Nam nghỉ hưu từ ngày 1.1.2018 trở đi, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Trước đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành Công văn 4210/BHXH-TCKT năm 2023 gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 1, tháng 2 năm 2024.

Như vậy, người nghỉ hưu sẽ được nhận 2 tháng lương hưu vào kỳ chi trả lương hưu tháng 1.2024 bao gồm: tiền lương hưu tháng 1 và tiền lương hưu tháng 2.

Tùy vào mức lương hưu của mỗi người từng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện (theo cách tính nêu trên) mà tiền lương hưu được nhận trong kỳ chi trả tháng 1.2024 sẽ khác nhau. Lương hưu trong kỳ chi trả tháng 1.2024 sẽ được nhân đôi, lý do là vì nhận cả 2 tháng là tháng 1 và tháng 2.2024.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link