Trầm trồ với công dụng thật của những chiếc đinh tán tưởng chừng vô dụng trên quần jeans

( PHUNUTODAY ) - Liệu bạn có biết công dụng thật của những chiếc đinh tán tưởng chừng như chỉ là thứ trang trí, vô dụng trên những chiếc quần jeans?

Bạn có thường để ý đến những chiếc đinh tán nhỏ được gắn trên túi quần jean của mình? Hay bạn đã từng nhìn chúng và tự hỏi không biết những chiếc đinh này có tác dụng gì không? Bạn đã bao giờ nghĩ những chiếc đinh tán trên quần jeans này chỉ như đồ trang trí? Có đến 98% người không biết công dụng thật của những chiếc đinh tán này!

Chắc hẳn rất nhiều người hầu như không để ý

Chắc hẳn rất nhiều người hầu như không để ý "tiểu tiết" nàt trend chiếc quần jeans mình mặc hàng gày

Vào những năm 1870, khi quần jeans còn là những sản phẩm bình dân, chỉ dành cho những người công nhân nghèo khổ, vất vả và phải hoạt động nhiều, 1 người thợ may người Do Thái tên Jacob David từ Reno, Nevada, Mỹ đã có những phát hiện vô cùng thú vị khi pảhi sửa quá nhiều quần jeans. Tất cả những quần jeans mà ông phải sửa đều có đặc điểm chung là túi quần của chúng đều bị rách toạc. 

dinhtanquan1

Trong khi sửa những chiếc quần rách này, ông đã nghĩ ra 1 phương pháp xử lý vấn đề này vô cùng sáng tạo. Đó là ông đã gia cố những chiếc túi quần bằng đin tán kim loại để hạn chế tối đa việc rách từ phần túi quần trở xuống.

Dù nhìn tưởng như

Dù nhìn tưởng như "vô dụng" những thức chất những chiếc đinh tan nay lại nhỏ mà có võ

Sau khi gắn thử những chiếc nút nhỏ bằng đinh tán vào những mấu kết vải ở quần jeans, David đã biết đây là 1 phát minh mang tính đột phá trong ngành công nghiệp thời trang. Tuy nhiên, lúc này ông chỉ là 1 thợ may "hạng xoàng", chưa đủ khả năng nhân rộng ý tưởng của mình trên những chiếc quần bò với những chất liệu, cách may khác nhau. Vậy nên sau đó ông đã "chọn mặt gửi người" với Lavi Strauss - người khai sinh ra hãng jeans huyền thoại LEVI'S. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình, đầy sự đam mê của Levi mà từ đó những chiếc quần jeans được gia cố bằng kim loại đã được nhân bản rộng rãi trên toàn thế giới.

Phát minh của Davis được cấp bằng sáng chế vào ngày 20/5/1873. Ông cũng trở thành một trong số các giám đốc sản xuất của Strauss.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link