Trẻ dễ đột tử khi ngủ cùng cha mẹ?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Sau khi phân tích các dữ liệu, nhóm nghiên cứu phát hiện gần 74% các ca t.ử v.ong ở trẻ em dưới 4 tháng tuổi xảy ra khi các em đang ngủ chung giường với người lớn. Ở nhóm trẻ lớn tuổi hơn, từ 4 tháng đến 364 ngày, tỉ lệ này ở mức gần 59%.

Theo một nghiên cứu mới công bố ngày 14-7 của Viện Nhi khoa Mỹ, ngủ chung giường là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây hội chứng đột tử ở trẻ (SIDS), cũng như gây ra các vấn đề liên quan tới giấc ngủ dẫn đến trẻ tử vong.

trẻ sơ sinh, làm mẹ, nuôi con, gia đình, vợ chồng, hôn nhân, gia đình, nuôi con, tử vong, sức khỏe
Trẻ dễ đột tử khi ngủ cùng cha mẹ?

Trẻ em dễ đột tử khi ngủ cùng cha mẹ. Đây là kết luận của các nhà khoa học Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khi phân tích các số liệu thống kê chính thức đối với hơn 8.200 trường hợp đột tử trong khi ngủ ở trẻ em tại 24 bang giai đoạn 2004 - 2012.

Cho trẻ ngủ chung giường với bố mẹ là thói quen của rất nhiều các bậc phụ huynh, đặc biệt là ở các gia đình không có điều kiện. Tuy nhiên, điều này dẫn đến nguy cơ đột tử ở trẻ khiến nhiều người hoang mang.

Nghiên cứu được tiến hành trên 8.207 trường hợp trẻ nhỏ tử vong ở Mỹ trong thời gian từ năm 2004-2012. Sau khi phân tích các dữ liệu, nhóm nghiên cứu phát hiện gần 74% các ca tử vong ở trẻ em dưới 4 tháng tuổi xảy ra khi các em đang ngủ chung giường với người lớn. Ở nhóm trẻ lớn tuổi hơn, từ 4 tháng đến 364 ngày, tỉ lệ này ở mức gần 59%.

Nguyên nhân có thể do: bố/mẹ ngủ say vô tình làm bé ngạt thở, bé bị kẹt giữa bố và mẹ (nếu nằm giữa) hoặc bị kẹt ở khoảng giữa tường và giường (nếu nằm sát tường), bị chăn mền làm ngạt thở… 

Lời khuyên

trẻ sơ sinh, làm mẹ, nuôi con, gia đình, vợ chồng, hôn nhân, gia đình, nuôi con, tử vong, sức khỏe
Đặt trẻ nằm riêng trong cũi được thiết kế rộng rãi.

Các nhà khoa học đưa ra là đặt trẻ nằm riêng trong cũi được thiết kế rộng rãi, bằng phẳng và đặt gần giường cha mẹ.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, không nên để quá nhiều chăn, gối và đồ chơi xung quanh chỗ nằm của trẻ để tránh nguy cơ trẻ bị ngạt thở.

Các nghiên cứu công bố trước đó cũng cho rằng, trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể giảm được nhiều nhất nguy cơ bị SIDS.

Ngoài ra, trẻ có cha mẹ không hút thuốc và được đặt nằm ngửa ít bị hội chứng này hơn.

SIDS là hội chứng đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi, xảy ra chủ yếu ở giai đoạn từ 7 - 10 tuần tuổi. Nguyên nhân gây ra SIDS đến nay vẫn là một ẩn số.

Dù không đưa ra nguyên nhân rõ ràng của việc ngủ chung giường với tỉ lệ đột tử ở trẻ, các nhà nghiên cứu vẫn lưu ý các bậc bố mẹ nên cho con ngủ riêng để đảm bảo an toàn.

Thúc đẩy thể trạng, tâm lý phát triển tốt

Cùng với những lợi ích tâm lý, các em bé ngủ chung với bố mẹ còn có thể trạng tốt hơn. Chuyên gia nhi khoa, TS. William Sears lý giải, trong suốt hơn 30 năm nghiên cứu, quan sát các gia đình có bố mẹ và con cái ngủ chung giường, các nhà khoa học đã thấy rằng, trẻ phát triển nhanh hơn, không chỉ cao lớn mà còn phát triển tối ưu về cảm xúc, trí tuệ, thể lực. Có thể chính những vuốt ve trẻ được nhận thêm khi ngủ với cha mẹ đã kích thích tăng trưởng. Chưa kể, việc được bú mẹ khi ngủ chung cũng giúp trẻ lớn nhanh hơn.

Trẻ ngủ ngon, yên bình hơn

trẻ sơ sinh, làm mẹ, nuôi con, gia đình, vợ chồng, hôn nhân, gia đình, nuôi con, tử vong, sức khỏe
Trẻ ngủ ngon, yên bình hơn.

Nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc cho con ngủ chung là các bé sơ sinh hầu như không bao giờ giật mình trong lúc ngủ và cũng hiếm khi nửa đêm dậy khóc.

Trẻ tự tin hơn

trẻ sơ sinh, làm mẹ, nuôi con, gia đình, vợ chồng, hôn nhân, gia đình, nuôi con, tử vong, sức khỏe
Trẻ sẽ phát triển tự tin hơn.

Những em bé lớn lên từ giấc ngủ trong chiếc giường có cả gia đình sẽ phát triển tự tin, gặp ít vấn đề về hành vi, sống vui vẻ hơn và thỏa mãn hơn trong cuộc sống. Trẻ cũng ít gặp rối loạn tâm lý do stress so với trẻ không được ngủ cùng bố mẹ.

Khuyến khích sự tự lập

Trong khi nhiều người tin rằng việc ngủ chung có thể khiến trẻ sống phụ thuộc, bám riết lấy bố mẹ thì mới đây khoa học đã chứng minh điều ngược lại: Những em bé được ngủ cùng bố mẹ phát triển tính tự lập sớm hơn và ít cần chuẩn bị tâm lý cho một “thời kỳ quá độ” bởi các em không phải trải qua cảm giác lo lắng khi bị tách khỏi cha mẹ”.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link