1. Hạt chanh
Mẹ hãy cho con uống hạt chanh hấp với đường phèn để giảm đờm cho con. Cách làm hạt chanh hấp đường phèn khá đơn giản. Các mẹ chỉ cần một cái cối và chày sạch sẽ. Lấy 5- 6 hạt chanh, 1 thìa cà phê đường phèn, cho vào đó giã nhuyễn. Rồi hòa thêm một thìa nước lọc vào hỗn hợp trên. Sau đó, cho hỗn hợp nước hạt chanh và đường phèn vào một chiếc bát sạch. Bỏ bát nước đó vào nồi cơm vừa cạn, hấp tới khi cơm chín là dùng được.
Các mẹ để bát nước hạt chanh, đường phèn đã hấp nguội thì gạn nước trong và cho bé uống. Mẹ nên cho bé uống 1-2 thìa cà phê một lần, 4-6 lần một ngày. Bé sẽ hết ho và tiêu đờm.
2. Lá xương sông
Lá xương sông rất hiệu quả trong việc tiêu đờm cho trẻ nhỏ. Các mẹ chỉ cần sắc 24g lá xương sông 24g cùng cát cánh 12g, tía tô 16g, trần bì 12g, mạch môn 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g để cho trẻ uống ngày một tháng. Triệu chứng đờm của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
3. Hạt cây rau đay
Nếu có điều kiện, mẹ có thể lấy hạt cây rau đay, sao khô, giã nhỏ và hấp với đường phèn theo cách trên, như hấp hạt chanh và đường, gạn nước trong rồi cho bé uống.
4. Quất
Theo dược học cổ truyền, quả quất có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng khai vị lý khí (kích thích tiêu hóa), chỉ khát nhuận phế (làm hết khát và có lợi cho tạng phế), chỉ khái hóa đàm (giảm ho và trừ đờm), thường được dùng để chữa các chứng bệnh: hung phúc chướng thống (ngực bụng chướng đau), bất tư ẩm thực (chán ăn), ẩu thổ ách nghịch (nôn nấc), khái thấu đàm đa (ho khạc nhiều đờm), khái suyễn (ho hen) và giải độc cua cá. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm và quá mẫn, chống loét, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút, cải thiện chức năng tim mạch. Do vậy, dùng quả quất để làm long đờm ở trẻ nhỏ là rất tốt.
5. Quả na
Quả na vị ngọt, chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn da, tiêu sưng. Hạt na có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng…Khi trẻ bị đờm, các mẹ hãy cho trẻ ăn na hoặc làm sinh tố na cho trẻ uống, nhớ pha thêm chút nước để trẻ dễ dùng hơn.
6. Dâu tây ép
Uống vài thìa dâu tây ép cũng có tác dụng giúp trẻ tiêu đờm. Ngoài ra, nó còn giảm bớt khô ngứa cổ họng.
7. Mật ong, gừng
Một muỗng mật ong và gừng có thể giúp cơ thể bé loại bỏ chất nhờn dư thừa. Đây là một phương thuốc phổ biến cho trẻ bị đờm.