Cảm cúm là căn bệnh thường gặp, có thể diễn tiến quanh năm với những người có hệ miễn dịch yếu kém.Do đó, bở túi những bài thuốc “kháng sinh tự nhiên” có sẵn trong nhà để điều trị cảm cúm nhanh chóng, hiệu quả là điều bạn nên làm để bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
Chữa cảm cúm bằng cúc tần
Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Hái lá và cành non đem về rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống, hoặc đun lên để xông. Khi uống vào mồ hôi ra đầm đìa là được hoặc dùng 8-16 g dạng hoàn, tán.
Người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể lấy 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả một phần, 10g lá chanh đem nấu với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi để giảm sốt, giải cảm.
Cháo hành
Hành có tính sát khuẩn mạnh, được dùng để chữa cảm cúm rất nhạy. Trong dân gian mỗi khi cảm cúm người ta thường nấu cháo hành để ăn, giảm cảm, trị cảm cúm rất hiệu quả.Bạn có thể nấu cháo trắng bằng gạo nếp rồi thái hành lá cho vào quấy đều cho hành chín tái rồi bắc ra ăn khi còn nóng cho vã mồ hôi ra sẽ rất nhẹ người.Ngoài ra bạn còn có thể kết hợp với lá hành với lá tía tô, giảm cảm cũng rất tốt.Với một số tỉnh miền Trung có món hành tăm hay còn gọi là hành trăm bạn cũng có thể tận dụng nấu cháo hành này ăn để giải cảm vô cùng hiệu nghiệm.Nấu cháo trắng khi sắp được bạn đập dập một nắm củ hành tăm rồi cho vào nồi cháo quấy đều, nêm nếm gia vị vừa miệng, hành chín tới, bắc ra ăn nóng.Qua đêm mô hồi toát ra nhiều, giải cảm cực linh nghiệm, người cảm thấy nhẹ nhõm đi rất nhiều.
Chữa cảm cúm bằng cây tía tô
Nếu cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, nên dùng 20g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, khuấy đều gạn lấy nước nóng; hoặc dùng 10 lá cắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. Ngoài ra, có thể thêm hành sống giã nhỏ 5g, gừng tươi giã nhỏ ba lát, muối vừa đủ để nấu cháo giải cảm.
Trong trường hợp cảm mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy, có thể lấy 15g lá tía tô, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10g xắt uống lúc thuốc còn nóng.
Người bệnh cảm cúm gai rét không ra mồ hôi thì lấy tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông. Cảm cúm bốn mùa thì dùng 3 chén nước với tía tô, kinh giới, sắn dây, bạc hà, nghệ, sài hồ (tất cả đều phơi khô) và gừng tươi lấy một chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.
Ăn tía tô với các loại rau sống, rửa sạch cũng có tác dụng giảm ho, giảm đau và giải độc. Tuy nhiên, không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.