Trí tuệ hiền nhân: Để lại tài sản cho con không bằng để lại cho con điều này, cha mẹ nhất định phải nhớ

07:04, Thứ tư 13/03/2024

( PHUNUTODAY ) - Trí tuệ người xưa cho rằng để lại tài sản cho con chính là cách khiến con cái lười biếng.

Đối với hầu hết cha mẹ thì con cái là tình yêu lớn nhất. Nước mắt chảy xuôi nên ai cũng thương con mình hơn cả cha mẹ mình. Nhiều người nghĩ vì thương con nên cố gắng làm thật nhiều để có thể tích lũy nhiều thứ cho con. Nhưng người xưa dạy rằng đừng để lại gia sản cho con.

Để lại gia sản khiến con lười biếng dễ phạm sai lầm

Rất nhiều tỷ phú hiện nay nói rằng họ dùng tài sản để đi từ thiện. Họ chỉ để một phần trong số tài sản của mình cho con và ngay khi nuôi con, dù rất giàu nhưng vẫn cho con tự kiếm tiền, tự trải nghiệm cuộc sống. 

Còn chuyện xưa kể về Sơ Quảng sinh vào thời Tây Hán một người ham học từ khi còn nhỏ, những năm đầu ông dạy học trò tại nhà và có rất nhiều đệ tử. Sau khi được triều đình chiêu mộ, Sơ Quảng được Hán Tuyên Đế, vị hoàng đế đức độ của nhà Hán, rất coi trọng, để ông lần lượt làm các chức quan Bác sĩ, Thái trung Đại phu và Thái phó. Sơ Quảng làm việc rất xuất sắc và được khen thưởng nhiều lần.

Để lại tài sản có thể khiến con cái lười biếng

Để lại tài sản có thể khiến con cái lười biếng

Sơ Quảng cho rằng “biết hài lòng sẽ không bị sỉ nhục, biết thích hợp và dừng lại sẽ không gặp nguy hiểm”, “thành công thân thoái là hợp với quy luật của Đạo Trời”. Sau này ông dạy Thái tử 12 tuổi đã thông thạo “Luận ngữ” và “Hiếu kinh”. Sơ Quảng thấy vậy nên cáo quan về quê, ông được hoàng đế ban cho ông hai mươi cân vàng, và Thái tử ban cho ông năm mươi cân vàng nữa.

Về quê hương Sơ Quảng dùng tiền đó thết đãi gia tộc bạn bè. Hơn một năm sau, con cháu của Sơ Quảng đã nói riêng với một ông già trong gia tộc, người cùng thế hệ với Sơ Quảng, và được Sơ Quảng tin tưởng, rằng: “Con cháu hy vọng đại nhân có thể để lại một ít tài sản trong gia đình, nhưng hiện tại đại nhân thường tiêu tiền vào các bữa tiệc mời khách, gia sản sẽ cạn kiệt. Xin cụ hãy giúp thuyết phục đại nhân”.

Khi biết suy nghĩ của con, Sơ Quảng đã nói: “Lẽ nào tôi hồ đồ đến mức không quan tâm đến con cháu mình sao? Vốn dĩ trong nhà có một số ruộng, chỉ cần con cháu chăm chỉ làm việc thì có thể sống cuộc sống như người bình thường. Nếu tài sản trong nhà giàu có dư dả, thì chỉ khiến cho con cháu lười biếng. Người hiền năng có quá nhiều tài sản thì sẽ từ bỏ chí hướng, kẻ ngu muội có nhiều của cải sẽ gia tăng lỗi lầm. Hơn nữa người giàu thường là đối tượng ghen tị và căm ghét của mọi người. Tôi không có gì để dạy con cháu. Tôi không muốn gia tăng lỗi lầm của chúng mà gây ra sự oán giận. Hơn nữa, số vàng này được quân chủ thánh minh ban cho tôi, nên tôi rất vui được chia sẻ ân điển của Thánh thượng với bà con và họ hàng, có thể sống nốt phần đời còn lại của mình như thế này, chẳng phải cũng được đó phải không?”.

Lời dạy của Sơ  Quảng có lẽ sẽ khiến nhiều bậc cha mẹ ngày nay cảm thấy "thấm thía", nhất là khi thực tế có những chuyện đau lòng về việc con cái tiêu tán tài sản của cha mẹ.

Để lại sự tiết kiệm có thể khiến con cháu không thiếu thốn

Sự tiết kiệm dạy được cho con thì con cái sẽ con đường tích lũy. Dân gian có câu miệng ăn núi lở ý nói những người không tiết kiệm thì có bao nhiêu tiền cũng sẽ tiêu hết. 

Vì thế cha mẹ cần làm gương cho con về sự tiết kiệm và dạy con về cách sống không lãng phí. Tiết kiệm là một tinh thần giữ gìn tài sản đồng thời cũng là lối sống tốt để tránh lãng phí tài sản của cải.

Để lại cho con sự cần kiệm, chính trực giúp con có nhiều phúc lành

Để lại cho con sự cần kiệm, chính trực giúp con có nhiều phúc lành

Tiết kiệm chính là biết gì cần tiêu, chi tiêu vào những thứ hợp lý chứ không phải có tiền thì mua không suy nghĩ. Nhưng cần phân biệt tiết kiệm với hà tiện.

Để lại sự chính trực có thể khiến con cháu được tôn trọng

“Hậu Hán thư” có ghi lại rằng, Dương Chấn, một vị quan nổi tiếng thời Đông Hán, từng là quan Thái úy. Trong thời gian làm Thái thú Trác Quận, là người công bằng và lương thiện, không bao giờ nhận ủy thác riêng, sống một cuộc sống thanh đạm với trà và đồ ăn nhẹ đơn giản ở nhà, không đi xe ngựa.

Một số bạn bè cũ và trưởng bối của ông đề nghị ông mua tài sản để lại cho con cháu, Dương Chấn nói: “Để người ta gọi chúng là con cháu của những quan lại thanh bạch, đó chẳng phải là di sản tốt nhất đó sao?”

Sau này, con trai cả của Dương Chấn làm quan đến chức Phú ba tướng, con giữa làm quan đến chức Thái úy, người con út dốc sức học nhiều hiểu rộng, được thế nhân ca ngợi.

Những bậc cha mẹ sống chính trực thì con cái sẽ được hưởng tiếng thơm của cha mẹ. Còn những cha mẹ phạm những sai lầm để lại điều tiếng thì con cái đi đâu cũng sẽ bị dị nghị bởi điều tiếng của cha mẹ chúng. 

Cha mẹ tích đức để lại phúc lành cho con cháu

Câu chuyện kể về Tư Mã Quang, một vị Tể tướng nổi tiếng thời nhà Tống rằng: “Không có tổ tiên nào không hy vọng mang lại phúc lành cho con cháu, nhưng rất ít người thực sự có thể làm được điều đó, bởi vì hầu hết mọi người chỉ biết tích lũy tiền tài cho hậu bối, cho rằng như thế là để lại tài sản cho con cháu, con cháu hưởng dùng cũng không hết. Nhưng vì họ không hiểu đạo lý giáo dục con cháu đối nhân xử thế, cuối cùng, những tài sản mà họ gian khổ tích lũy trong mấy chục năm, đã bị con cháu vung phí chỉ trong vài năm. Con cháu còn chê cười tổ tiên ngu xuẩn, không biết hưởng thụ”. Theo Tư mã Quảng dạy thì thánh nhân xưa để lại Đức và Lễ cho con cháu, còn bậc hiền nhân để lại Liêm và Kiệm cho con cháu. Lịch sử nói rằng "Tổ tiên nhà Chu như Hậu Tắc, Công Lưu, Thái Vương, Vương Quý, Văn Vương tạo phúc cho bách tính, tích công đức, nên đời sau là Chu Vũ Vương có được thiên hạ.”

Bởi thế cha mẹ nên suy ngẫm về những điều này. Tài sản rất đáng quý, cha mẹ làm ra nhiều tài sản để con cái học cách kiếm tiền tạo ra tài sản cho xã hội nhưng không có nghĩa mình để lại hết cho con. Làm ra tài sản nhưng không để lại hết cho con mà mang đi từ thiện cũng là một cách giáo dục con cái. Tài sản cũng chỉ là vật ngoại thân, nhưng đức hạnh lễ nghĩa cần kiệm liêm chính là những tiếng thơm mà cha mẹ để lại khiến con cái họ được nể trọng, được tiếng thơm, được người khác giúp đỡ vì "để trả ơn cha mẹ họ", "giúp vì cha mẹ họ đã sống như thế"... 

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: An Nhiên
Từ khóa: nuôi con Tài sản