1. Nguy cơ điện giật thường trực
Qua theo dõi báo chí trong nước thời gian gần đây, được biết thông tin về những sự cố đáng tiếc xảy ra trong hệ thống điện dân dụng dẫn đến những cái chết thương tâm của một số người dân. Họ qua đời cùng một nguyên nhân: điện giật. Thực ra vẫn có các biện pháp phòng tránh những rủi ro ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của mỗi người.
Sự cố điện giật được chia làm hai nhóm: điện giật trực tiếp tức bản thân người bị giật tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện đang được sử dụng; điện giật gián tiếp hay còn gọi sự rò rỉ điện tức người bị điện giật tiếp xúc với một môi trường vật chất bị nhiễm điện từ nguồn. Các môi trường vật chất này có thể là nước, kim loại, các dạng vật chất có hệ số dẫn điện cao. Dòng điện từ nguồn sẽ đi vào các môi trường này, chạy qua cơ thể người tiếp xúc với một cường độ đủ lớn sẽ gây nên cảm giác "điện giật". Ảnh hưởng do điện giật lên mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường xung quanh, thể trạng mỗi người, vị trí tiếp xúc…
Những ảnh hưởng này là không tốt cho sức khoẻ và trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong. Những nơi mà ta thường có nguy cơ tiếp xúc với điện nhất là nhà ở và các văn phòng làm việc, nơi sử dụng nhiều thiết bị điện. Vì vậy, việc quan tâm đến an toàn sử dụng điện trong mỗi trường hợp cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và theo các tiêu chuẩn để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Đối với tiếp xúc điện trực tiếp, nguy cơ tiếp xúc là ở các ổ cắm điện, các dây cáp điện bên trong nhà nhưng không được đặt trong ống bảo vệ hoặc lắp đặt âm tường, do các va chạm bên ngoài, ma sát hoặc nhiều nguyên nhân khác sẽ làm cho dây bị hở, dẫn đến nguy cơ giật điện cao khi tiếp xúc với cơ thể người.
2. Hệ thống điện Hà Nội còn có yếu tố chưa an toàn
Theo cảnh báo của một số chuyêngia trong lĩnh vực điện, chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát trên đường phố Hà Nộivà giật mình khi nhận ra, nguy cơ điện giật trên đường phố vào ngày mưa, ngậpnước là đặc biệt cao và nghiêm trọng. Hà Nội hiện đang là một đại công trườngvới những công trình hạ ngầm lớn. Thế nhưng, cùng với những thiết bị đã để lạitrên đường phố từ nhiều năm trước, đường phố Hà Nội hiện nay xuất hiện thêmnhiều tủ điện, bố trí dày đặc khắp các tuyến phố, điển hình như phố Lý ThườngKiệt, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phố Huế...
Các tủ điện nằm cách nhau vàichục mét, thậm chí chỉ 10m lại có một tủ điện. Những tủ điện đặt ngay dưới đất,cùng lắm là đặt trên trụ bê tông cao vài chục cm vừa gây mất mỹ quan đường phố,vừa gây mất an toàn giao thông lại vừa nguy hiểm nếu nước ngập vào tủ điện. Đặcbiệt, tủ điện này càng gây nguy hiểm khi đặt tại nhiều cổng trường học trênđường phố, có thể kể đến như trưc cổng Trường mầm non B trên phố Phan Chu Trinhhay trên phố Thợ Nhuộm…
Khi trời mưa, đường phố ngập nướctuy chưa tới tủ điện. Nhưng do tủ đặt thấp, bộ phận tiếp đất kém, các phươngtiện ôtô, xe máy đi qua tạo sóng sẽ đẩy nước vào tủ điện, vô cùng nguy hiểm. Thửtưởng tượng tình huống khi nước ngập, tủ điện bị chập mà cơ quan điện lực chưakịp cắt điện thì cả khu phố sẽ bị rơi vào nguy hiểm như thế nào?
Xung quanh việc hạ ngầm cáp điện,dư luận cũng đặc biệt quan tâm đến sự an toàn khi mưa ngập vào hệ thống này. Cácchuyên gia cho rằng, việc hạ ngầm được tiến hành trên cơ sở tuân thủ tiêu chuẩnkỹ thuật đảm bảo. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra chính là chất lượng thi công côngtrình này, mà sự bất hợp lý khi đặt hàng loạt các trụ điện trên là một ví dụ.Bởi thế, lường trước nguy cơ mất an toàn khi đường dây đưa vào sử dụng mà cáctrụ điện bị ngập nước cùng những kẽ hở khác là điều phải tính tới ngay từ bâygiờ.
3. Lưu ý và phòng chống điện giât mùa mưa bão
Đối với điện sử dụng trong giađình, lời khuyên của Tiến sỹ Nguyễn Văn Khải là: phải ngắt cầu dao ngay lập tứckhi thấy có mưa ngập để tránh rò điện từ thiết bị điện. Kê cao thiết bị điện vừaphòng tránh mưa ngập, vừa tạo sự thông thoáng cho thiết bị tỏa nhiệt, máy thoángsẽ ít hỏng hơn.
Người dân phải từ bỏ một số thóiquen nguy hiểm trong dùng điện, đó là thói quen "lắc lắc" phích cắm trước khirút ra khỏi ổ cắm thay vì rút thẳng. Thói quen đó sẽ khiến cho kẹp đồng trong ổđiện bị lỏng, đánh lửa, ổ cắm nóng lên gây cháy. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cầntừ bỏ thói quen sử dụng điện không bảo hành, bảo trì. Ví dụ như dùng quạt 3 nămkhông lau dầu, không lau bụi bẩn thì chính bụi bẩn sẽ tạo ma sát, khi mưa xuốngsẽ dẫn điện. Đặc biệt, trong ngày mưa có sấm sét, người dân tuyệt đối không sửdụng điện thoại, nhất là điện thoại di động.
Nguy cơ ngập úng tại Hà Nội theodự đoán sẽ còn kéo dài. Bởi vậy, để tránh bị điện giật trong ngày mưa, tốt nhấttrước khi đi làm người dân nên tắt cầu dao và những thiết bị không cần thiết,trừ tủ lạnh. Đặc biệt, không để thiết bị nối với điện dưới nền nhà, vì khi nướcngập, người mở cửa bước vào nhà sẽ bị điện giật ngay tức thì. Tiến sỹ Khải cũngcảnh báo, hiện nay ở nhiều vùng dân cư kể cả ngoại thành Hà Nội vẫn sử dụng dâyđiện trần, như xã Ninh Sở của huyện Thường Tín, phải thay vào đó là dây điện bọcđể đảm bảo an toàn...
Trước cảnh báo của các nhà chuyênmôn, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, Điện lực Hà Nội cần kiểm tralại sự an toàn của các tủ điện trên đường phố. Đối với nhà riêng, mỗi gia đìnhcũng phải nhờ người có kiến thức về điện kiểm tra mức độ an toàn cho các thiếtbị điện trong gia đình, đặc biệt là trước mùa mưa bão.
Để phòng tránh các nguy cơ trên, ta nên sử dụng các ổ cắm điện có nắp đậy, đặt các ổ cắm điện xa tầm tay trẻ em, tắt công tắc điện các ổ cắm khi không sử dụng. Các dây cáp điện trong nhà nên được lắp đặt trong các ống bảo vệ hoặc lắp đặt âm tường. Với các dây nối thiết bị điện với ổ cắm, nên thay dây mới nếu phát hiện dây bị hở, không nên sửa chữa.
Đối với các tiếp xúc điện gián tiếp, trong điều kiện sử dụng điện bình thường, các thiết bị điện công suất từ vài trăm watt đến vài ngàn watt, có vỏ bọc bên ngoài bằng kim loại hoặc vật liệu khác nhưng được thiết kế không đúng chuẩn sẽ dễ dẫn đến rò rỉ điện khi các thiết bị điện bên trong chạm vào vỏ.
Các thiết bị thường gặp như bàn ủi, máy lạnh, bình nước nóng, lò vi sóng, máy tính... Khi xảy ra rò rỉ điện trên vỏ thiết bị, sự tiếp xúc trực tiếp giữa cơ thể người và vỏ sẽ làm xuất hiện dòng điện chạy từ vỏ qua cơ thể người gây nên "điện giật". Để tránh bị điện giật do rò rỉ, ta nên sử dụng các ổ cắm, phích cắm có ba chấu (lần lượt các chấu là pha, trung tính và nối đất) được đấu nối theo đúng quy chuẩn.
Đồng thời kiểm tra lại các thiết bị ngắt điện (cầu dao, CB) trong nhà có còn phù hợp không. Khi đó, dòng điện rò trên vỏ thiết bị sẽ theo dây điện qua chấu nối đất, cầu dao (CB) sẽ tự động ngắt và các tai nạn rò điện sẽ được hạn chế.
Tuy nhiên, trong môi trường ngập nước, việc sử dụng các ổ cắm có nắp che, hay sử dụng kỹ thuật tiếp đất, đều không thể tránh khỏi điện giật khi cơ thể người tiếp xúc với nước và ở gần nguồn điện bị ngập. Những trường hợp này là cực kỳ nguy hiểm đối với sức khoẻ và tính mạng mỗi người do nước là một môi trường dẫn điện rất tốt. Biện pháp được đề nghị là ta phải nhanh chóng ngắt cầu dao điện trong nhà khi thấy ngập nước.
Song việc thực hiện như vậy mang tính chất thủ công và không phải ai cũng nhớ để thực hiện. Về mặt an toàn kỹ thuật, ta nên lắp đặt thêm các thiết bị phát hiện và ngắt mạch điện tự động khi có dòng rò điện xảy ra.