Trồng cây lựu trước nhà con cháu không giàu cũng giỏi? Người thuộc 2 mệnh này trồng cực giàu

18:28, Thứ tư 10/04/2024

( PHUNUTODAY ) - Trong phong thuỷ, khi trồng cây lựu trước nhà con cháu không giàu cũng giỏi, nhà nào cũng muốn trồng 1 cây cải thiện phúc khí ngôi nhà và lấy quả để ăn.

Lựu là loại quả mùa hè được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, mọng nước và có nhiều lợi ích với sức khỏe. Đặc biệt, trong phong thuỷ, khi trồng cây lựu trước nhà con cháu không giàu cũng giỏi, nhà nào cũng muốn trồng 1 cây cải thiện phúc khí ngôi nhà và lấy quả để ăn.

Trồng cây lựu trước nhà con cháu không giàu cũng giỏi

Trước đây, người ta thường trồng cây lựu với mục đích lấy quả ngọt và che bóng mát. Nhưng nhiều năm gần đây, nhiều người lại trồng cây lựu trong chậu hoặc trước nhà để làm cảnh bởi ý nghĩa phong thủy của nó.

Cây lựu là loại cây thân gỗ, cành rất dẻo và có nhiều nhánh nhỏ, chiều cao trung bình từ 2-8m. Cây lựu càng lớn thì nhánh sẽ mọc càng nhiều, tạo thành những bụi dày sum suê. Chính vì thế, cây lựu tượng trưng cho sự kiên cường và vững chãi. Ngoài ra, những quả lựu tròn trịa, có màu đỏ và căng mọng được xem là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc trong cuộc sống. Trong quả lựu có rất nhiều hạt, số lượng hạt không đếm xuể nên mang lại may mắn về đường con cái cho gia đình.

Trồng cây lựu trước nhà con cháu không giàu cũng giỏi

Trồng cây lựu trước nhà con cháu không giàu cũng giỏi

Đặc biệt, hoa lựu có công dụng xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo trong cuộc sống, giúp mang đến một cuộc sống hạnh phúc, ấm no và bình yên cho con người. Do đó, nhiều người tin rằng trồng một cây lựu trước nhà có thể mang đến may mắn và tài lộc cho gia chủ, con cháu đời đời được hưởng phúc lộc, không giàu cũng giỏi. Tuy nhiên, khi trồng cây lựu cũng hết sức lưu ý, không nên trồng cây lựu chắn giữa lối đi kẻo cản tài lộc vào nhà.

Người tuổi nào hợp trồng cây lựu nhất?

Cây lựu là một trong những loại cây rất được ưa chuộng trong phong thủy. Theo phong thủy, mệnh nào cũng phù hợp để trồng cây lựu, nhưng hợp nhất là người mệnh Mộc và mệnh Thổ. Người thuộc 2 mệnh này trồng cây lựu trong sân vườn hoặc trước nhà có thể mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Ngoài ra, những người tuổi Tý, Sửu, Mão, Dần, Mùi, Hợi cũng rất thích hợp trồng cây lựu. Còn theo quan niệm dân gian, cây lựu thường được gắn liền với mệnh Thạch Lựu Mộc, bao gồm những người sinh vào năm Canh Thân và Tân Dậu.

Tuy nhiên, để có được hiệu quả tốt nhất, việc lựa chọn vị trí và cách trồng cây lựu cũng cần tuân thủ các nguyên tắc phong thủy.

Một số lưu ý khi trồng cây lựu

Cây lựu hợp nhất là người mệnh Mộc và mệnh Thổ

Cây lựu hợp nhất là người mệnh Mộc và mệnh Thổ

+ Cây giống

Lựu có thể nhân giống dễ dàng bằng hột, nhưng cây trồng bằng hột lâu cho trái (sau 3 - 4 năm trồng) và đôi khi bị lai tạp. Giâm cành (cắt cành đã trưởng thành dài khoảng 15 - 20 phân, có xử lý hormone ra rễ rồi đem giâm) hoặc chiết cành được sử dụng phổ biến trong canh tác lựu hàng hóa vì nó mau cho trái và giữ được phẩm chất giống cây mẹ. Nhân giống bằng cách ghép có tỷ lệ thành công không cao nên ít được sử dụng.

+ Xén tỉa cây con

Khi cây cao 5 - 6 tấc cần cắt đọt để cây ra nhiều chồi, tỉa chừa 5 - 6 chồi theo nhiều hướng để cây có bộ tán phân bố đều quanh thân chính. Trong 2 - 3 năm đầu, các nhánh này đều được cắt đọt để cây cho ra nhiều nhánh thứ cấp. Phải thường xuyên cắt bỏ cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành chết.

+ Ra hoa

Cây ra hoa tận ngọn, đôi khi ở nách lá, của chồi mới ra trong năm. Do đó, cắt tỉa hàng năm để cây ra hoa tốt và phải bảo vệ chồi non lúc mới ra. Hoa lựu lưỡng tính nên tự thụ và có thể thụ phấn nhờ côn trùng. Thụ phấn nhờ gió không đáng kể. Vì vậy, phải bảo vệ côn trùng để tăng khả năng thụ phấn.

+ Thu hoạch

Nên thu hoạch trước khi trái quá chín vì trái dễ bị nứt, nhất là khi gặp mưa hay tưới nhiều nước. Giống như trái táo, trái lựu tồn trữ được rất lâu, có thể đến 6 - 7 tháng ở nhiệt độ 1 - 5 độ C, ẩm độ 80 - 85%.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm