Ông Nguyễn Đông Hồ, thường được gọi là Hồ cau (xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Nam Định) có vườn cau với quy mô rộng lớn khiến nhiều người choáng ngợp. Đến xã Tân Lập mà hỏi ông Hồ cau thì dường như không ai là không biết. Vườn cau của ông có diện tích khoảng 5ha, mỗi nam cho trung bình khoảng 8 – 10 tấn cau thương phẩm, thu về tổng doanh thu khoảng 500 – 600 triệu đồng. Mô hình trồng trọt này đã giúp ông Hồ có cuộc sống ổn định và khá giả hơn trước đáng kể.
Theo như ông Hồ thì việc trồng cau trước đây chỉ để làm cảnh, quả cau mang chia cho các cụ già làm quà vặt chứ ít ai dùng. Tuy nhiên vài năm trở lại đây thương lái đến tận nhà hỏi mua với số lượng lớn giúp ông Hồ kiếm ra tiền. Ông Hồ nhận ra tiềm năng từ việc trồng cau và bắt đầu nhân giống trồng thêm nhiều hơn.
Cây cau vốn quen thuộc và trồng nhiều ở vùng làng quê thuộc Đông Bắc Bộ nước ta bởi cây trưởng thành có thân cao, vừa cho bóng mát vừa làm đẹp cho ngôi nhà của mình. Đây là loại cây cho trái quanh năm, ông Hồ đã tận dụng lợi thế này để nuôi tham vọng làm giàu. Đặc biệt những năm gần đây, trái cau xuất khẩu mạnh, nhất là thị trường Trung Quốc để làm kẹo, dược liệu, dược phẩm và phục vụ như là loại ngũ quả để cúng tế, cưới hỏi và là thứ không thể thiếu trong tục ăn trầu của người dân,… Các thương lái tìm đến tận vườn rau của ông Hồ để thu hoạch và chuyển về nơi tập kết để sơ chế trước khi đưa đi xuất khẩu.
Vườn cau của ông Hồ ngày một tươi tốt, trĩu quả vì ông luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi kỹ thuật và đúc kết kinh nghiệm để ứng dụng trong trồng trọt. Đến nay, vườn cau của ông Hồ có 1.200 cây cau từ 4-6 năm tuổi. Mỗi cây cau sau 4 năm tuổi cho trái với năng suất từ 40-50kg/năm. Vì trái cau chủ yếu được xuất khẩu nên giá tương đối cao, dao động 20.000-50.000 đồng/kg (tùy theo thời điểm) và rất dễ tiêu thụ. Khoảng thời gian dịch Covid-19 khiến kinh tế biến động thì lượng cau xuất khẩu và giá của chúng cũng không bị ảnh hưởng là bao.
Cây cau vốn dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều nhưng nếu muốn cây có năng suất cao thì cũng đòi hỏi người nông dân phải có sự tìm tòi. Cây cau trồng được quanh năm nhưng thời gian thích hợp nhất là tháng 3, tháng 4, tháng 8 và tháng 10 hàng năm. Trước khi trồng cần chú ý bón phân lót, lấp đất ở gốc không quá sâu để tránh cây bị nghẹn sinh trưởng và ra nhánh kém. Sau khi trồng cần tưới nước để giữ ẩm và làm chặt gốc cho cây không bị đổ. Trong 10 – 15 ngày đầu cần tưới nước đều đặn cho đất đủ ẩm, tránh làm đất quá sũng nước để cây bén vào đất.
Nói về những khó khăn khi làm nghề, ông Hồ cho biết: “Có năm bão lớn, vườn bị đổ gần một nửa. Đó cũng là thời điểm chính vụ của cây, nhìn vườn cau đổ nát mà tôi gần như bất lực chẳng biết làm gì. Rồi vài ngày sau cũng ráng vực dậy để bắt đầu lại từ con số 0. Cũng may ngày đó không từ bỏ mà mới có được như ngày hôm nay”.
Ngoài bán cau xuất khẩu cho thương lái, ông Hồ cũng trồng thêm cau làm giống bán. Từ ngày mô hình trồng cau của nhà ông được biết đến rộng rãi, nhiều hộ nông dân trong xã cũng như các vùng lân cận cũng bắt đầu tìm đến tiếp thu và làm theo. Với kinh nghiệm của mình ông Hồ luôn sẵn sàng chia sẻ cho mọi người.
Hiện nay, nghề trồng cau xuất khẩu làn rộng đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Loại cây quen thuộc này đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho cuộc sống của nhiều người nông dân.