Trước khi ngủ cứ ấn đúng "vị trí vàng": Mất ngủ lâu năm cũng cải thiện

( PHUNUTODAY ) - Bấm huyệt là cách giúp thông kinh hoạt lạc, chữa trị nhiều bệnh và khắc phục các vấn đề mà cơ thể gặp phải, trong đó có cả bệnh mất ngủ.

Dưới đây sẽ là vị trí các huyệt đạo và cách bấm huyệt để bạn có một giấc ngủ trọn vẹn hơn:

Bấm huyệt ấn đường và thái dương

Huyệt thái dương cách đuôi mắt 0,5 cm, huyệt ấn đường chính là huyệt nằm giữa 2 chân mày. Để thực hiện bấm huyệt các huyệt này, bạn xoa hai bàn tay vào nhau để làm nóng 2 lòng bàn tay. Đưa 2 lòng bàn tay xoa khắp mặt theo chiều từ dưới lên trên, thực hiện khoảng 20 lần. Tiếp đến bạn day ấn nhẹ và huyệt ấn đường khoảng 20 lần, vuốt lông mày nhẹ nhàng từ đầu đến cuối lông mày. Sau đó bạn day ấn nhẹ vào hai bên của huyệt thái dương cũng khoảng 20 lần.Thực hiện day ấn 2 huyệt này bạn sẽ làm đầu óc được thư giãn, căng thẳng và mệt mỏi cũng được loại bỏ, những cơn đau đầu cũng giảm dần đi, từ đó cho bạn giấc ngủ ngon và sâu giấc nhất.

anhuyet

Bấm huyệt dũng tuyền

Đây là một huyệt nằm ở bên dưới của lòng bàn chân, để xác định đúng vị trí của huyệt này, bạn co các ngón chân và bàn chân lại, chỗ nào lõm nhất chính là vị trí của huyệt dũng tuyền.Việc day ấn huyệt dũng tuyền ngoài đem lại một sức khỏe tốt cho thận, thì thường xuyên thực hiện khí huyết trong cơ thể bạn sẽ được lưu thông một cách tốt nhất và bạn sẽ có một giấc ngủ rất ngon. Để thực hiện xoa bóp huyệt này, bạn để hai chân hướng tự nhiên lên trên hoặc ngồi khoanh chân lại. Sử dụng hai ngón cái xoa bóp từ phần gót chân đến huyệt dũng tuyền, thực hiện xoa bóp liên tục hoặc sử dụng hai bàn tay vỗ vào huyệt đến khi lòng bàn chân nóng lên

Xoa bóp huyệt dũng tuyền rất tốt nên bạn có thể áp dụng thường xuyên ngay cả khi không bị mất ngủ.

Bấm huyệt nội quan

Huyệt nội quan nằm ở phần mặt trước của cẳng tay, nằm giữa gan cơ tay lớn và gan cơ tay bé. Bạn sử dụng ngón tay cái day và ấn vào vị trí của huyệt nội quan, thực hiện day ấn khoảng 3 phút đến khi bạn cảm thấy hơi đau ở vị trí của huyệt thì dừng lại.

Tác dụng của việc day ấn huyệt nội quan là điều hòa khí huyết, an thần và ích tâm. Kiên trì và thực hiện bài tập xoa bóp huyệt này bạn sẽ giảm được tình trạng suy nhược thần kinh, tình trạng mất ngủ của bạn sẽ được cải thiện và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sẽ được đẩy xuống thấp.

Bấm huyệt thần môn

Huyệt thần môn nằm ở cạnh cổ tay, phía bên trong. Sử dụng ngón cái ấn vào huyệt thần môn, thực hiện day ấn huyệt có cảm giác căng tức nặng giữ khoảng 30 giây ,làm như vậy khoảng 10 lần.Đây là một huyệt khi day ấn cũng đem đến cho bạn một giấc ngủ ngon hơn, song để phát huy được hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày vào thời điểm trước khi đi ngủ.

Huyệt tam âm giao

Là huyệt vị giao hội của 3 kinh âm của chân: can - tỳ - thận. Huyệt này có tác dụng bổ ích cho 3 tạng can, tỳ, thận; trợ vận hóa, thông khí trệ, điều huyết thất tinh cung.Theo y học cổ truyền, mất ngủ có gốc ở âm huyết. Mọi nguyên nhân dẫn tới âm huyết hao tổn đều có thể gây mất ngủ kinh niên hoặc rối loạn giấc ngủ. Chính vì vậy, ở những người mắc chứng mất ngủ bấm huyệt tam âm giao sẽ thấy cải thiện đáng kể.

Ngoài ra trong Đông y, bạn có thể dùng những cách sau để chữa mất ngủ:

Chữa mất ngủ bằng tâm sen và hạt sen

Nguyên liệu:

8 – 10 lá vông non tầm

8g tâm sen

Thực hiện: Rửa sạch tâm sen và lá vông, sau đó nấu thành canh

Cách dùng: chia thành 2 bữa, ăn trong ngày.

Chữa mất ngủ bằng táo đỏ tươi

Bài thuốc chữa mất ngủ từ táo đỏ giúp bổ thận, mát gan và giữ tinh thần thoải mái, ngủ ngon và sâu giấc.

Thành phần:

200 g táo đỏ tươi

500ml nước

Thực hiện: Sắc lấy nước uống

Cách dùng: dùng như nước uống hằng ngày

Bài thuốc chữa mất ngủ từ nhãn

Bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ việc lưu thông máu lên não dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng và đau đầu. Đây là một bài thuốc chữa mất ngủ rất tốt và dễ thực hiện.

Thành phần:

100g cùi nhãn tươi

200ml nước

Thực hiện: nấu thành canh, có thể cho thêm một chút đường

Cách dùng: Dùng hàng ngày, tốt nhất là dùng 30 phút trước khi đi ngủ.

Chữa mất ngủ bằng cây xấu hổ (cây trinh nữ)

Theo y học cổ truyền, xấu hổ có vị ngọt, tính hơi hàn. Bài thuốc từ cây xấu hổ có tác dụng làm dịu thần kinh, chống ho, tiêu viêm, lợi tiểu. Dân gian thường dùng nước sắc của cây xấu hổ (cây trinh nữ) hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ.

Thành phần:

15g cành lá xấu hổ khô

15g Cúc bạc đầu

30g Chua me đất

Cách dùng: sắc uống hằng ngày vào buổi tối.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link