Quả thật, nước chấm là một thử thách lớn không phải phụ nữ nào cũng vượt qua được. Cũng từng ấy thứ mắm, muối, dấm, đường, ớt thôi mà không biết làm thế nào cho vừa miệng, hoặc đã pha rồi, thì nếm đi nếm lại cũng không rõ... thiếu vị gì.
Nước chấm phải được pha khéo léo mới thành món nước chấm trên mâm cơm ngon lành. |
Nước chấm phải được pha khéo léo mới thành món nước chấm trên mâm cơm ngon lành. Có rất nhiều món cần có món nước chấm pha cho đủ liều lượng cay chua mặn chát ngọt bùi. Hầu như mỗi món trên mâm cơm, muốn nó ngon hơn, đúng vị hơn, tài hoa hơn… thì đều cần đến món nước chấm đi kèm với nó.
Để pha nước chấm đạt yêu cầu cảm quan cần chú ý
- Phải coi nước chấm là thành phần quan trọng như món ăn để chuẩn bị nguyên liệu và thời gian pha chế cho phù hợp. Một số món ăn thời gian làm chín nhanh, lại cần phải ăn nóng, vì vậy có thể pha nước chấm xong mới làm chín thức ăn (thí dụ như nướng chả, rán cá...).
- Một số loại gia vị dùng để phối hợp làm nước chấm cần phải sơ chế sạch, ngâm giấm hoặc nước sôi để nguội trước khi pha ít nhất là 15 phút, thí dụ: lá chanh thái chỉ, gừng thái chỉ xong ngâm nước lọc; tỏi, ớt băm nhỏ ngâm giấm...
- Tùy theo yêu cầu cảm quan của từng món ăn mà xác định mùi vị của từng loại nước chấm cho phù hợp, thí dụ: cùng một loại nước chấm chua-cay-mặn-ngọt được pha bằng: giấm +đường+tỏi+ớt+nước mắm, nhưng nếu dùng để ăn bún nem- bún chả thì vị của nước chấm cân đối nhưng không gắt quá mà chỉ chua dịu, hơi ngọt, không mặn quá. Nếu vẫn là loại nước chấm này mà đánh với bột đao làm sốt chua ngọt để chấm các món bao bột thì khi pha phải cho nổi vị hơn so với loại trên, sau khi đun chín lên vị sẽ là vừa.
- Đa số các loại nước chấm gốc (chưa pha chế gì) như nước mắm, tương đều có vị mặn. Khi muốn pha loãng cho nhạt bớt phải tùy từng loại mà chọn cách pha cho phù hợp, thí dụ: nước mắm mặn có thể pha thêm nước sôi để nguội: tương mặn nếu muốn pha thêm nên cho nước vào rồi đun sôi, sau đó nếu bị loãng có thể rắc thêm một chút thính gạo rang hoặc thính đậu tương (có bán tại các hàng bán nem chạo) .
- Mỗi món ăn có một loại nước chấm riêng, thứ tự pha cũng khác nhau.Vì vậy, bạn hãy tùy thuộc vào mỗi món ăn mà có cách pha nước chấm thích hợp và ngon miệng nhất!
Cách pha nước chấm ngon và phổ biến
Nguyên liệu:
Tỏi, ớt tươi chín đỏ, đường cát, chanh tươi hoặc dấm trắng.
Cách làm:
- Vắt nước cốt chanh (vớt bỏ hạt). Hòa một ít nước nguội và đường cát vào cho dịu độ chua. Liều lượng tùy theo khẩu vị riêng để gia giảm.
Bí quyết:
Tuyệt chiêu pha nước chấm đơn giản mà ngon hảo hạng. |
- Ớt và tỏi băm nhỏ trộn vào nước chanh. Sau đó đổ nước mắm vào từ từ cho tới khi nếm vừa độ mặn. Vừa đổ nước mắm vừa khuấy đều (trường hợp không có chanh thì dùng dấm trắng).
Hãy cho tỏi ớt vào nước chanh hay dấm trước rồi mới đổ nước mắm vào, như vậy tỏi ớt sẽ nổi lên trên mặt
- Hãy cho tỏi ớt vào nước chanh hay dấm trước rồi mới đổ nước mắm vào, như vậy tỏi ớt sẽ nổi trên mặt. Nếu bỏ tỏi ớt vào nước mắm trước rồi mới cho dấm vào thì tỏi ớt sẽ bị chìm xuống đáy.
- Có thể dùng công thức pha nước trộn gỏi hải sản như sau: 1 muỗng súp nước mắm + 2 muỗng đường + 2 muỗng súp cốt chanh + 1 muỗng tỏi ớt xay. Ngoài ra, còn tùy loại gỏi để pha trộn ra các loại nước chấm, nước trộn khác nhau.
Chúc bạn và gia đình có bữa cơm ngon miệng hơn với bát nước chấm tuyệt hảo!