Tuyệt đối ghi nhớ điều này khi ăn trứng vịt lột kẻo 'rước họa vào thân'

06:26, Chủ nhật 13/01/2019

( PHUNUTODAY ) - Trứng vịt lộn là món ăn rất giàu dinh dưỡng nhưng không phải ăn thế nào cũng được đâu nhé.

Dưới đây là một số lưu ý khi ăn trứng vịt lộn bạn cần biết.

Nên ăn trứng vịt lộn (cút lộn) với rau răm và gừng

Khi ăn trứng vịt lộn, hầu hết mọi người đều nên ăn kèm trứng với một chút rau răm và chút gừng thái chỉ. Bởi 2 loại gia vị này có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn.

5-nen-ai-cung-phai-nho-khi-an-trung-vit-lon

Trong khi đó, trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, đồng thời được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.

Do vậy, việc ăn kèm rau răm với trứng vịt (trứng cút lộn) có khả năng là để giảm bớt ham muốn tình dục từ tác dụng của trứng vịt (trứng cút lộn), đem tới sự cân bằng âm dương cho cơ thể.

Ngoài ra, ăn kèm 2 gia vị này sẽ giúp bạn không bị lạnh bụng, đầy hơi, hoặc những vấn đề về tiêu hóa.

Chỉ nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng

Bạn cứ nghĩ, trứng là thực phẩm tốt và giàu dinh dưỡng nên ăn trứng vào sáng trưa chiều tối đều tốt. Song điều này quá nhầm lẫn.

Thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chỉ nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì sẽ rất khó tiêu khiến cơ thể khó chịu, đầy hơi, không tiêu hóa được.

Không ăn trứng vịt lộn đã chín để qua đêm

Trứng vịt lộn đã chín sau để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm.

Không cho trẻ dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn

Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn này còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ gây trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, có hại cho sức khỏe.

Với những bé trên 5 tuổi thì chỉ nên cho ăn 1/2 quả trứng vịt lộn mỗi lần. Mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ.

photo-0-15352442584621027443983-1535334792-119-width500height337

Không ăn quá 2 quả trứng vịt lộn/tuần

Không chỉ trong một tuần mà nhiều người còn có thói quen ăn trứng vịt lộn mỗi ngày. Thế nhưng, đây lại là thói quen không tốt cho sức khỏe. Bởi theo các nghiên cứu, trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 g protein; 12,4 g lipit; 82 mg canxi; 212 g photpho và 600 mg cholesterol.

Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin, sắt…Nếu ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra các vấn đề về bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Bên cạnh đó, ăn trứng vịt lộn quá nhiều bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng bị dư thừa vitamin A.

Chính vì thế, mỗi người lớn tốt nhất chỉ nên ăn không quá 2 quả/tuần.

Một số lưu ý:

-Khi bồi bổ bằng trứng lộn không nên hút thuốc lá, tránh rượu bia và các chất có cồn.

-Trong thời gian bồi dưỡng bằng trứng vịt lộn, cần hạn chế ăn các loại gan (gà, vịt, lợn, bò...) hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI (vì trong 100g trứng vịt lộn đã có 3.914UI sinh tố A, chưa kể tiền sinh tố A).

t3

-Ăn uống đủ chất (nhất là rau, quả tươi sạch).

-Bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào, hạn chế bia rượu.

-Thường xuyên tập luyện thể dục vừa sức.

- Mẹ bầu hạn chế ăn rau răm, gừng kèm trứng vịt lộn (vì rau răm tốt cho người bình thường, nhưng ảnh hưởng không tốt tới thai nhi; Gừng tươi nóng có thể gây sảy thai (nếu cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo).

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc